Giấc mơ ăn sáng Hà Nội, ăn trưa TP.HCM bằng đường sắt 350km/h nay đã không còn quá xa vời với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được đầu tư 70 tỷ USD.
Hành khách soát vé lên tàu tốc độ cao trong tương lai. Ảnh minh họa bằng ứng dụng AI ChatGPTĐường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là 1 dự án được đầu tư với số vốn khoảng 70 tỷ USD. Với độ dài 1.500km, vận tốc 350km/h thì chỉ sẽ chỉ mất khoảng gần 6h để đi từ Hà Nội đến TP.HCM (tính cả giờ dừng đỗ ở các ga). Đây được xem là 1 dự án hứa hẹn sẽ trở thành bước ngoặt trong ngành giao thông vận tải Việt Nam, mang đến cho người dân 1 phương thức di chuyển hiện đại, nhanh chóng và an toàn.
Theo đánh giá phối hợp giữa Bộ GTVT và Tổng cục Thống kê, Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được dự báo có thể góp phần tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 1% từ năm 2025 đến năm 2037.
Về giá vé đi tàu đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy trong cuộc trò chuyện với PV Báo đã cho biết giá vé sẽ được tính theo tỷ lệ trung bình của giá vé máy bay. Mức trung bình này sẽ được tính trên giá vé của 2 hãng bay phổ biến là Vietjet vàVietnam Airlines.
Theo đó, giá vé được chia làm 3 loại: Hạng thương gia có giá tương đương với vé máy bay thương gia phục vụ người có nhu cầu cao về chất lượng dịch vụ. Hạng vé thứ 2 có giá bằng 75% giá vé máy bay bình dân, phù hợp với đại đa số người dân. Hạng vé thứ 3 có giá bằng 45% giá vé máy bay bình dân, dành cho những hành khách muốn tiết kiệm chi phí. Mức giá vé cho từng chặng đường cụ thể sẽ được công bố sau khi đường sắt cao tốc Bắc – Nam hoàn thành thi công và đi vào hoạt động.
Mức giá này được đánh giá là hợp lý và cạnh tranh so với phương tiện giao thông khác như máy bay, xe khách. So với máy bay, giá vé tàu cao tốc rẻ hơn 30 – 40% so với vé máy bay hạng phổ thông cùng hành trình. So với xe khách giá vé tàu cao tốc cao hơn 20-30% so với vé xe khách giường nằm, nhưng thời gian di chuyển ngắn hơn nhiều.
Do vậy, thay vì lựa đi máy bay và đường bộ thì người dân có thể lựa chọn đi tàu tốc độ cao, có thể “ăn sáng ở Hà Nội và ăn trưa tại TP HCM” bằng đường sắt.
>Việt Nam thi công tàu tốc độ cao trong tương lai. Ảnh minh họa bằng ứng dụng AI ChatGPTTheo các chuyên gia đường sắt tính toán nếu đường sắt tốc độ cao đi vào hoạt động, với tốc độ trung bình khoảng 350km/h thì đi từ Hà Nội vào TP HCM chỉ mất khoảng gần 6 tiếng, tính cả giờ dừng đỗ ở các ga (quãng đường 1.540km), từ Hà Nội vào Vinh – Nghệ An mất hơn 1 tiếng.Do vậy, thay vì lựa đi máy bay và đường bộ thì người dân có thể lựa chọn đi tàu tốc độ cao, có thể “ăn sáng ở Hà Nội và ăn trưa tại TP HCM” bằng đường sắt.