Tỏi ngâm giấm là món gia vị giúp tăng cường hương vị món ăn nhưng nhiều người làm món này lại hay thất bại.
Tỏi ngâm giấm ớt hoặc ngâm giấm là món gia vị thường gặp trong ẩm thực Việt. Chúng cần thiết cho các món ăn phở, bún, miến, thêm vào nước chấm, cơm chiên, riêu cua… Tỏi ngâm giấm giúp kích vị nên khi ăn chúng ta cảm thấy món ăn ngon đậm đà hơn hẳn.
Thế nhưng nhiều người khi ngâm thì lại bị xanh. Màu xanh của tỏi làm mất cảm tình cho món ăn và nhiều người sợ không dám ăn.
Nguyên nhân làm tỏi bị xanh
Tỏi sau khi bóc vỏ và thái, ngâm thì hợp chất trong tỏi sẽ có phản ứng với không khí. Nếu tỏi càng non thì phản ứng càng mạnh nên càng bị xanh. Màu xanh này làm món ăn mất thẩm mỹ còn không ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi thế bạn vẫn có thể ăn tỏi ngâm đã bị xanh. Nhưng muốn chúng trắng giòn không nổi váng thì phải có mẹo.
Tỏi ngâm giấm là một món gia vị giúp món ăn ngon hơn
Bí kíp ngâm tỏi giấm ớt không bị xanh, tỏi trắng giòn, nước trong
Chuẩn bị nguyên liệu
Chọn 200g tỏi hoặc số lượng tùy theo gia đình, hũ ngâm. Chọn tỏi ngon thì phải là những củ tỏi chắc già, tép tỏi nhỏ thì sẽ thơm hơn tép tỏi to. Tỏi 1 nhánh thường thơm hơn tỏi nhiều nhánh.
1 chai giấm ăn 500ml loại ngon. Bạn nên chú ý chọn loại giấm ngon sẽ có hương vị thanh không bị mùi hắc do có axit công nghiệp.
Ớt tươi vừa đủ theo khẩu vị cay của gia đình. Có gia đình không dùng ớt thì bỏ ớt đi. Bạn có thể dùng các loại ớt theo sở thích như ớt chỉ thiên, ớt bống, ớt sừng.
Muối và nước lọc
Hũ thủy tinh hoặc hũ sứ để đựng không nên dùng hũ nhựa vì sẽ làm tăng thôi nhiễm phụ gia trong hộp nhựa không tốt cho sức khỏe
Sơ chế đúng cách sẽ giúp tỏi trắng giòn không bị xanh
Mẹo ngâm tỏi để không bị xanh
Tỏi bị xanh là do nhựa trong tỏi phản ứng với không khí. Tỏi càng non càng nhiều nhựa nên càng xanh.
Để bóc tỏi dễ và nhanh thì bạn có thể cho vào lò vi sóng quay 10 giây giúp rồi mang ra bóc. Dùng dao cắt gốc và lột vỏ dễ hơn.
Sau khi bóc tỏi xong thì thái chúng thành các lát vừa phải, tránh quá dày tránh quá mỏng.
Rửa sạch những lát tỏi đã thái dưới vòi nước để sạch nhựa rồi cho chúng vào nước muối loãng. Ngâm tỏi tầm 30 phút thì lại rửa và ngâm thêm 2-3 lần. Khi tỏi giảm mùi hăng thì cũng sẽ giảm màu xanh. Bạn có thể thêm chút đường vào ngâm cùng. Sau đó để khử khuẩn giúp tỏi sạch, ít nguy cơ nổi váng thì bạn chần tỏi qua nước sôi rồi để tỏi ráo nước. Cách sơ chế này sẽ giúp tỏi giòn, tránh bị màu xanh và tránh bị váng khi ngâm.
Ớt rửa sạch để ráo, bỏ hạt cắt lát hoặc để nguyên quả tùy theo sở thích của gia đình. Lượng ớt lựa tùy theo khẩu vị gia đình tránh bị cay quá.
Nấu nước ngâm tỏi: Cho giấm, nước lọc vào nồi, thêm chút đường và muối nấu cho tan. Cách nấu nước này sẽ giúp hơi hắc của giấm bay đi nên nước ngâm sẽ thanh hơn. Mẹo cho thêm đường vào ngâm để khi ngâm sẽ có vị thanh và sẽ nhanh được ăn hơn.
Để nhanh hơ thì bạn cũng có thể không nấu nước mà cho tỏi ớt vào trụ tiếp trong nước giấm và ngâm.
Cách ngâm giấm tỏi:
Lọ thủy tinh hoặc hũ sành sứ rửa sạch để khô, nếu khử khuẩn tốt thì nên luộc chúng qua nước sôi, để lọ nguội.
Tỏi sau khi sơ chế và để ráo nước thì bạn cho vào lọ thủy tinh cùng với ớt.
Nồi nước ngâm nấu xong để nguội thì chan nước vào hũ tỏi ớt. Để hũ tỏi ớt nơi thoáng mát, tránh nắng, tránh nhiệt độ cao. Khoảng 2-3 ngày là tỏi ngấm có vị chua giòn có thể dùng được. Tránh để hũ ngâm giấm tỏi bị nóng, để nơi có nắng sẽ khiến chúng nhanh bị chua và tỏi không được giòn.
Tỏi là một loại thảo mộc chứa kháng sinh tự nhiên giúp phòng bệnh ăn tỏi thường xuyên giúp kích thích tiêu hóa giảm viêm. Khi dùng lấy thìa sạch múc từ hũ ra, tránh cho đồ thừa vào lại hũ thì sẽ chống nổi váng.