Hồ sơ thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở mới nhất năm 2024

Hiện nay, việc chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở là nhu cầu phổ biến của người dân. Để chuyển sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân phải được sự đồng ý của UBND cấp huyện và phải nộp tiền sử dụng đất.Hồ sơ thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở mới nhất năm 2024Muốn chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở, người dân cần được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Ảnh minh hoạ: Phan Anh.
Chuyển đất vườn sang đất ở phải xin phép

Theo Khoản 2 Điều 9 Luật đất đai 2024 quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác.

– Đất trồng cây lâu năm.

– Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

– Đất nuôi trồng thủy sản.

– Đất chăn nuôi tập trung.

– Đất làm muối.

– Đất nông nghiệp khác.

Như vậy, theo Điều 9 Luật Đất đai 2024 thì pháp luật không có phân loại đất vườn vào nhóm đất nào. Tuy nhiên có thể dựa vào mục đích sử dụng đất có thể hiểu đất vườn là đất trồng cây hàng năm hoặc đất trồng cây lâu năm (thuộc nhóm đất nông nghiệp).

Đồng thời, theo Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Trình tự, thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở

* Các bước thực hiện

Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc chuyển từ đất vườn sang đất ở được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ. Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, gồm:

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng).

Bước 2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ

– Nơi nộp hồ sơ:

Cách 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Cách 2: Nơi chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

– Tiếp nhận hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp (trong phiếu ghi rõ hạn trả kết quả).

+ Nếu hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu: Giai đoạn này thì người dân cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất là nộp tiền sử dụng đất.

Bước 4. Trả kết quả

* Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Lưu ý: Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *