Nỗi xấu hổ của thể thao Việt Nam: Nợ 869 tỷ đồng, sân vận động Mỹ Đình không thể tổ chức giải điền kinh quốc gia, tiền đang ở đâu hết

Tính đến tháng 8-2023, Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đã nợ đến 869 tỉ đồng ngân sách nhà nước, không có khả năng chi trả. Trong khi đó, các vận động viên đội tuyển điền kinh, bơi quốc gia hiếm có cơ hội được tập luyện tại đây.

Sân Mỹ Đình là nơi có sân vận động và đường chạy hiện đại nhất Việt Nam nhưng luôn trong tình trạng xuống cấp, “đóng cửa” với các vận động viên đội tuyển - Ảnh: KHƯƠNG XUÂN

Sân Mỹ Đình là nơi có sân vận động và đường chạy hiện đại nhất Việt Nam nhưng luôn trong tình trạng xuống cấp, “đóng cửa” với các vận động viên đội tuyển – Ảnh: KHƯƠNG XUÂN

Ngày mai (24-10), Giải điền kinh vô địch quốc gia 2023 sẽ được tổ chức tại Trung tâm huấn luyện quân sự quốc gia 4, Miếu Môn (Hà Nội, cách trung tâm thành phố 40km), thay vì diễn ra tại sân

Lý do bởi nếu tổ chức ở Mỹ Đình, chi phí dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 1 tỉ đồng, trong khi tổ chức ở địa phương khác ban tổ chức chỉ phải bỏ ra khoảng 300 triệu đồng.

Nợ nần ngập đầu, không có khả năng chi trả

Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (khu liên hợp) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Thể dục thể thao.

Trước năm 2012, khu liên hợp sống bằng ngân sách nhà nước, mỗi năm được rót trên dưới 10 tỉ đồng. Từ năm 2012 đến nay, khu liên hợp được Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch cho thực hiện

Để có thể tự nuôi chính mình, khu liên hợp cho thuê đất và dịch vụ tại đây để có tiền trả lương cho cán bộ nhân viên và duy tu, bảo dưỡng công trình.

Dù vậy, trong quá trình tự chủ tài chính, khu liên hợp đã để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng. Năm 2021, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra toàn diện việc chấp hành quy định pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công tại khu liên hợp.

Đây là cuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong kết luận, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, số tiền vi phạm lên đến gần 777 tỉ đồng. Hai vụ việc sai phạm đã được chuyển cơ quan điều tra.

Những năm qua, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã nhiều lần cưỡng chế hóa đơn, phong tỏa tài khoản của Khu liên hợp vì số tiền nợ khổng lồ này. Do không có khả năng trả nợ, số nợ của khu liên hợp ngày càng tăng lên do chậm nộp.

Theo Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm, tính đến tháng 8-2023, khu liên hợp nợ đến 869 tỉ đồng ngân sách nhà nước. Đây là toàn bộ số tiền nợ thuế, nợ tiền thuê đất, tiền chậm nộp… Hiện đơn vị này hoàn toàn không có khả năng chi trả.

Theo một lãnh đạo khu liên hợp, hiện mỗi hợp đồng kinh doanh của đơn vị này ký với đối tác như cho thuê sân vận động Mỹ Đình làm nơi tổ chức bóng đá, cho thuê tổ chức sự kiện… thì phải đóng 40 – 50% tiền thuế và trích trả khổng lồ đang gánh trên vai. Hoạt động của khu liên hợp những năm gần đây cũng gần như “tê liệt”.

Các vận động viên điền kinh tham dự SEA Games 31 trên sân Mỹ Đình - Ảnh: NAM TRẦN

Các vận động viên điền kinh tham dự SEA Games 31 trên sân Mỹ Đình – Ảnh: NAM TRẦN

Lãng phí công trình thể thao quốc gia

Mỹ Đình là khu liên hợp thể thao quốc gia duy nhất của Việt Nam. Tại đây có sân vận động Mỹ Đình với sức chứa 40.000 chỗ ngồi (lớn và hiện đại nhất nước). Trong sân Mỹ Đình có đường chạy đạt tiêu chuẩn thi đấu các giải điền kinh tầm cỡ châu Á.

Bên cạnh đó, Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình cũng là nơi có bể bơi hiện đại nhất Việt Nam. Dù sở hữu cơ sở vật chất hiện đại nhất nước nhưng điều oái oăm là suốt nhiều năm qua những vận động viên đội tuyển điền kinh, bơi Việt Nam hầu như không được tập luyện tại đây.

Hiện đội tuyển bơi quốc gia tập luyện ở Cần Thơ, TP.HCM, Đà Nẵng. Ở Cần Thơ, đội tuyển phải đi tập nhờ ở bể bơi của Quân đội.

Trong khi đó, bể bơi tại Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế, có hệ thống nước nóng có thể bơi được cả trong mùa đông miền Bắc. Dù vậy, đội tuyển bơi không được tập luyện ở bể bơi tốt này.

Với điền kinh, sân điền kinh Mỹ Đình cũng là sân hiện đại nhất cả nước. Vậy nhưng lần gần nhất các vận động viên đội điền kinh quốc gia được tập tại đây là vài tuần trước SEA Games 31 diễn ra tháng 5-2022 tại Hà Nội. Đường chạy trong sân Mỹ Đình hầu như đóng cửa với đội tuyển.

Lý do rất đơn giản bởi nếu các vận động viên về đây tập luyện, giải quốc gia được tổ chức tại khu liên hợp, Cục Thể dục thể thao sẽ phải trả chi phí vận hành cho Khu liên hợp vì đơn vị này tự chủ tài chính.

Chỉ tính tiền điện, nước, dịch vụ vệ sinh, nhân công… cũng tốn không ít. Đó là chưa kể Khu liên hợp cũng không có chỗ ăn ở cho vận động viên nếu họ về đây tập luyện, thi đấu.

Thế nên tại diễn ra tháng 12-2022 vừa qua đã xảy ra một hiện tượng rất lạ. Ở các cuộc thi bơi tại Cung thể thao dưới nước, khi đang thi đấu lại phải dừng giữa chừng để vận động viên chuẩn bị thi nội dung sau đó xuống khởi động.

Do thời tiết Hà Nội lạnh, ban tổ chức không có tiền bật nước nóng ở bể bơi khởi động bên cạnh mà chỉ có thể bật nước nóng bể bơi thi đấu, nên đang thi ban tổ chức buộc phải dừng 15 phút giữa chừng cho các vận động viên thi tiếp theo khởi động trong bể nước nóng.

Ngày 22-10, ông Nguyễn Mạnh Hùng, tổng thư ký Liên đoàn Điền kinh Việt Nam kiêm phụ trách bộ môn điền kinh Cục Thể dục thể thao, cho biết nếu tổ chức Giải điền kinh vô địch quốc gia trên sân Mỹ Đình sẽ tiêu tốn khoảng 1 tỉ đồng chi phí tổ chức.

Trong khi đó, tổ chức ở địa phương chỉ tốn tầm 300 triệu đồng do địa phương hỗ trợ nhiều phần. Khu liên hợp cũng là đơn vị của Nhà nước, đội tuyển quốc gia và giải quốc gia cũng là của Nhà nước. Dù bất kỳ lý do gì, cơ sở vật chất tốt mà vận động viên không được sử dụng là sự lãng phí lớn.

Lần hiếm hoi các VĐV đội bơi quốc gia được tập ở bể bơi Cung thể thao dưới nước trước thềm SEA Games 31 năm 2022 - Ảnh: HOÀNG TÙNG

Lần hiếm hoi các VĐV đội bơi quốc gia được tập ở bể bơi Cung thể thao dưới nước trước thềm SEA Games 31 năm 2022 – Ảnh: HOÀNG TÙNG

bóng đá

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *