Bất ngờ nữ bác sĩ 26t ngày làm ở B:.ệnh viện, t:.ối về ‘b:.u:.ô:.n đ:.ồ:.n:.g n:.á:.t’

Một nữ bác sĩ phục hồi chức năng 26 tuổi tại Thành Đô (Trung Quốc) đã gây tranh cãi trên mạng xã hội sau khi cô tiết lộ, công việc phụ tại cơ sở thu gom phế liệu của gia đình giúp cô kiếm được nhiều tiền hơn cả công việc chính ở bệnh viện.

Trong khi một số người khen ngợi sự thực tế của cô, thì một số người khác lại chỉ trích việc làm này là không xứng đáng với vị trí một bác sĩ.

Theo báo Xiaoxiang Chen Bao, bác sĩ họ Xiong cho biết cô làm việc tại một bệnh viện tư nhân từ 8h đến 17h30 mỗi ngày, hỗ trợ bệnh nhân lớn tuổi tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

Sau giờ làm, cô về giúp cha mẹ tại cơ sở thu mua phế liệu, làm việc đến tận 10 giờ tối để phân loại, vận chuyển và bán kim loại phế liệu.

Cơ sở thu mua phế liệu của gia đình cô chủ yếu thu gom các loại kim loại. Dù đã thuê người làm, khối lượng công việc vẫn rất nhiều, nên cô cùng cha mẹ thường phải làm việc đến 9 hoặc 10 giờ tối mới được nghỉ ngơi.

Trong một video, Xiong cho biết, cơ tay của cô ngày càng to ra do phải khuân vác và phân loại rác thải. Xiong chia sẻ, cô xem nghề thu gom phế liệu là một kỹ năng sinh tồn và cảm thấy tự hào khi có thể san sẻ công việc với cha mẹ.

Xiong ban ngày là bác sĩ, còn tối trở về kho thu mua phế liệu của cha mẹ.

“Tôi làm được càng nhiều thì bố mẹ tôi càng đỡ vất vả”, cô nói đây là một cách để kiếm tiền và cô không ngại vì điều này.

Xiong cho biết cô đã quen với việc xoay tua giữa hai công việc: ban ngày làm bác sĩ phục hồi chức năng tại bệnh viện tư, buổi tối hỗ trợ gia đình tại cơ sở thu mua phế liệu. Cô cho rằng đây là sự cân bằng phù hợp, vừa có thể cống hiến chuyên môn, vừa đảm bảo thu nhập và phụ giúp cha mẹ.

Trước những ý kiến cho rằng công việc thu gom rác là “dơ bẩn” và “thiếu vệ sinh”, bác sĩ Xiong giải thích, tái chế kim loại không hề bẩn như nhiều người tưởng tượng, hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe.

Cô tiết lộ mức lương ở bệnh viện chỉ khoảng 4.000 nhân dân tệ (khoảng 4.400 đô la Hồng Kông) mỗi tháng. Dù không được cha mẹ trả lương cố định tại cơ sở thu mua, nhưng họ vẫn cho cô một khoản tiền tiêu vặt thêm, khiến thu nhập từ công việc phụ này cao hơn cả lương chính của cô tại bệnh viện.

Câu chuyện của bác sĩ Xiong đã làm dấy lên nhiều tranh luận trên mạng về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như chênh lệch thu nhập giữa các ngành nghề tại Trung Quốc.

Một số người bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tinh thần chăm chỉ và sáng tạo của cô, trong khi số khác lại chỉ trích việc lao động tay chân là không phù hợp với hình ảnh của một bác sĩ chuyên môn.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *