Mời sếp về quê ăn giỗ ông ngoại, tôi dặn cả nhà chuẩn bị riêng 1 mâm toàn đặc sản ‘của ngon vật lạ’ để tiếp khách nhưng hôm sau lên Hà Nội đi làm lại nhận được quyết định cho thôi việc cùng 1 tháng lương bồi thường, hỏi ra mới biết, hóa ra là ….
Sai sót này thường gặp phải nhưng ít người để ý khi đi ăn buffet, thậm chí một số người phát hiện nhưng lại bỏ qua vì không muốn gặp rắc rối.
Câu chuyện này được chia sẻ trên trang Toutiao và thu hút nhiều sự quan tâm từ cộng động mạng Trung Quốc, xoay quanh những lưu ý khi lựa chọn ăn buffet để không gặp phải rắc rối tương tự:
Nơi làm việc của Huy Tuấn là một công ty công nghệ với hơn 50 người ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Anh làm việc trong bộ phận bán hàng đã được hơn một năm. Hết quý một, công ty của Huy Tuấn có bước đột phá quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đồng thời cũng đạt được doanh thu rất tốt. Sếp quyết định mời tất cả nhân viên đi nhà hàng để ăn mừng thành tích.
Vì nhân viên của công ty đến từ nhiều nơi khác nhau, khẩu vị khác nhau nên giải pháp hợp lý nhất là đi ăn buffet. Đây là một hình thức ăn uống rất phổ biến trong nhiều năm gần đây. Hình thức này được yêu thích vì các thực khách có thể thưởng thức đa dạng các món ăn từ rau, thịt tới hải sản với rất nhiều kiểu chế biến ngon mắt.
Chỉ cần trả một số tiền cố định, khách hàng có thể ăn thỏa thuê tùy theo khả năng ăn uống của mình. Có một thực tế là tất cả các bữa tiệc buffet đều có hiện tượng muốn ăn món này món kia nên lấy nhiều đồ ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn hết những phần mình lấy.
Lãng phí thức ăn không chỉ là thói quen xấu của một cá nhân mà còn ảnh hưởng đến doanh thu của nhà hàng. Nhiều nhà hàng phải treo các tấm biển nhắc nhở người ăn chỉ lấy vừa đủ, hoặc phạt tiền khi khách để lãng phí quá nhiều đồ. Thậm chí, một số quán buffet đưa ra quy định nếu thực khách bỏ lại quá nhiều đồ ăn sẽ bị phạt.
Tất cả nhân viên đều vui vẻ thưởng thức bữa ăn. Sau đó, ông chủ trực tiếp đi thanh toán nhưng con số trên hóa đơn vượt xa so với dự kiến ban đầu. Một nhân viên của nhà hàng đến giải thích lý do là vì nhóm của họ bị phạt vì lãng phí đồ ăn.
Theo quy định của nhà hàng, hình phạt cho việc lãng phí đồ ăn là 10 lần, mỗi người là 250 NDT (tương đương 830 nghìn đồng). Trong nhóm có hai người thừa đồ ăn thì phạt 5.000 NDT (Tương đương 16,6 triệu đồng). Ông chủ không đồng ý với lý do trên, người quản lý ngỏ ý cho mọi người đi kiểm chứng. Sau khi xem xét, họ nhận ra có phần rau bị bỏ lại.
Tuy nhiên nhóm nhân viên phản hồi lại rằng chưa từng gọi món này. Sau khi kiểm tra lại, cả nhóm phát hiện trong những món lấy không hề có loại rau trên bàn. Ông chủ nói với quản lý cách làm việc của nhà hàng có vấn đề và muốn báo cảnh sát khiếu nại.
Người quản lý đột nhiên quay ngoắt 180 độ, không những không phạt tiền mà còn khuyến mãi thêm. Cuối cùng, vấn đề đã được giải quyết, nhà hàng giảm giá cho nhóm của Huy Tuấn 40%.
Mặc dù ông chủ của họ không gọi cảnh sát, nhưng sau khi rời đi, ông đã gửi đơn khiếu nại với hiệp hội người tiêu dùng. Sau khi sự việc được đăng tải, một số cư dân mạng cho biết họ cũng từng gặp phải.
Một người cho biết cô mời bạn đi ăn tối, khi thanh toán thì phát hiện có thêm hai chai nước mà không có lý do gì. Sau khi tra hỏi thì đại diện nhà hàng nói là nhầm lẫn. Một tài khoản khác cũng chia sẻ đã từng thấy trên hóa đơn còn hai món nữa mà mình chưa gọi. Tuy nhiên vì không muốn rắc rối nên họ đã không báo lại nhà hàng.
Câu chuyện của những người trên không chỉ nhắc nhở mọi người nên chú ý khi gọi món để tránh lãng phí mà còn chỉ ra sai sót thường bị bỏ qua. Mỗi người nên lượng sức ăn của mình để không lấy quá nhiều làm lãng phí đồ ăn.
Đồng thời, sau khi nhận hóa đơn, thực khách cũng cần kiểm tra kỹ lại để tránh những sai sót khiến bản thân “mất tiền oan”.