Ăn mướp đắng kiểu nào giúp điều chỉnh lượng đường trong máu tốt nhất?

Ăn mướp đắng (khổ qua) vào bữa sáng một lần hoặc hai lần trong một tuần sẽ giúp bạn điều chỉnh lượng đường trong máu.

Theo Timesnow, mướp đắng là một loại rau có thể bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của bạn để giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu.

Ăn mướp đắng sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Ăn mướp đắng sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Theo các bác sĩ, insulin đóng một vai trò quan trọng trong bệnh tiểu đường, trong đó tuyến tụy sản xuất một lượng hormone mang glucose từ thức ăn vào tế bào của bạn để lấy năng lượng. Bệnh tiểu đường thì ảnh hưởng đến khả năng tạo ra insulin và sử dụng tốt insulin của cơ thể chúng ta, do đó glucose sẽ ở lại trong máu.

Được biết, mướp đắng có chứa các hợp chất hoạt động giống như insulin giúp giữ lượng đường trong máu ở mức thấp.

Mướp đắng điều chỉnh lượng đường trong máu như thế nào

Theo các bác sĩ, mướp đắng có đặc tính hoạt động giống insulin, giúp đưa glucose vào tế bào để tạo năng lượng. Việc tiêu thụ mướp đắng có thể giúp các tế bào của cơ thể chúng ta sử dụng glucose và chuyển nó đến gan, cơ bắp và chất béo đi khắp cơ thể của bạn.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí dân tộc học của Hoa Kỳ, mướp đắng làm giảm mức fructosamine ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Liều lượng ăn và cách chế biến mướp đắng

Khổ qua dồn thịt là món ăn phổ biến, dễ làm và ngon miệng. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Khổ qua dồn thịt là món ăn phổ biến, dễ làm và ngon miệng. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Ăn mướp đắng là một cách tuyệt vời để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ không nên ăn quá nhiều mướp đắng, mà chúng ta chỉ nên ăn chúng vào buổi sáng và chỉ ăn một đến hai lần trong một tuần.

Có nhiều cách chế biến mướp đắng, nhưng nếu bạn không quen với vị đắng của nó thì có thể chế biến thành những miếng bánh cho dễ ăn. Cách làm, bạn có thể lấy 2 trái mướp đắng, một thìa cà phê bột gram hoặc bột besan, một cốc bột mì, một ít hạt lanh và một thìa cà phê yến mạch, muối và hành.

Sau đó mướp đắng luộc chín, bỏ hạt tán nhuyễn, hành băm nhỏ, trộn tất cả nguyên liệu với bột mì, nhào kỹ và chiên lên thành những miếng bánh giòn, thơm ngon.

Đặc biệt, mướp đắng ít chất béo và calo nên nó có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thậm chí, mướp đắng còn giúp tăng cường trao đổi chất của chúng ta ngay từ bữa sáng. Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa chất xơ nên nó cũng giúp tăng tốc sự trao đổi chất và giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Rủi ro và biến chứng tiềm ẩn của mướp đắng

Theo các bác sĩ không nên ăn mướp đắng liên tục vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng.

Một số rủi ro và biến chứng khi ăn nhiều mướp đắng như: Bệnh tiêu chảy, nôn mửa, chảy máu âm đạo, hạ đường huyết nguy hiểm nếu dùng chung với insulin, tổn thương gan và thiếu máu.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *