Khoai lang là thực phẩm được nhiều nghiên cứu chứng minh có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng ăn khoai lang như thế nào mới tốt và không bị mắc tiểu đường.
Khoai lang là một trong những siêu thực phẩm mùa đông có thể được thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày với nhiều lợi ích sức khỏe. Khoai lang là một loại rau củ chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A và C và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Chúng cũng là một nguồn tuyệt vời carbohydrate phức hợp.
Ảnh minh họa: Internet
Chia sẻ trên trang Kienthuc.net, PGS.BS Trần Huỳnh (Huỳnh Wynn Tran) lý giải nguyên nhân.
Ăn khoai lang đúng rất tốt cho sức khỏe
Tiểu đường là căn bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phát hiện sớm để có thể can thiệp hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu. Nguyên nhân khiến một người mắc bệnh này là yếu tố di truyền, thừa cân/béo phì, có lối sống kém lành mạnh, nạp quá nhiều đường và chất béo, không bổ sung đầy đủ chất xơ, hạn chế vận động.
Ảnh minh họa: Internet
Khoai lang được trồng nhiều ở nước ta. Theo các nghiên cứu, một củ khoai lang vừa (khoảng 114g) cung cấp khoảng 10 calo, 23,6g carbohydrate, 2,3g chất đạm, 0,2g chất béo và 3,8g chất xơ. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như riboflavin, phospho, vitamin E, vitamin K, canxi và sắt. Nhờ các thành phần dinh dưỡng này, ăn khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, ổn định đường huyết và hỗ trợ giảm cân…
Hiện nay, người ta có thể chế biến khoai lang theo dạng luộc, hấp, nướng, chiên, nấu chè, làm nguyên liệu nhiều món ăn khác nhau… tùy sở thích ăn uống của mỗi người. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên ăn khoai lang ở dạng luộc, hấp và chỉ nên dùng vừa phải, đừng quá lạm dụng. Bạn cần lưu ý, ăn khoai lang thì nên ăn luôn vỏ sẽ tốt hơn bởi đó là phần chứa nhiều chất xơ hơn cả bột yến mạch khi dùng cùng số lượng.
Tại sao nhiều người ăn khoai lang bị bệnh tiểu đường?
Việc nhiều người cho rằng, ăn khoai lang có thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên, điều này xảy ra khi bạn ăn khoai lang quá nhiều mà không vận động, thì có thể khiến tích tụ đường trong máu và làm đường huyết tăng đột biến sau ăn.
Ngoài ra, cách chế biến khoai lang cũng là nguyên nhân vô tình làm tăng chỉ số đường huyết trong thực phẩm này. Trong 100g khoai lang chứa khoảng 28,5g carbs với chỉ số đường huyết GI khoảng 50. Nếu bạn chế biến ở dạng luộc hoặc hấp, chỉ số đường huyết của khoai lang là 44. Nhưng khi bạn chiên, khoai lang sẽ có chỉ số đường huyết là 75. Còn khi bạn nướng, chỉ số đường huyết của nó sẽ tăng lên 82.
Ảnh minh họa: Internet
Người Mỹ họ rất thích ăn khoai lang. Cách họ chế biến khoai lang thường theo dạng cắt ra từng miếng nhỏ, ướp thêm muối, gia vị rồi chiên hoặc nướng để ăn. Cách chế biến này kết hợp với năng lượng từ dầu ăn, muối và các gia vị đã làm cho chỉ số đường huyết của khoai lang tăng lên. Chưa kể, khi ăn khoai người ta thường uống kèm theo nước ngọt, các loại nước có ga thì dẫn đến dễ bị tiểu đường hơn.
Bản chất của khoai lang là tốt, nhưng vì cách chế biến và cách ăn của mỗi người đã biến thực phẩm này thành không tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn khoai lang, nhưng hãy ăn ở dạng luộc hoặc hấp và chỉ nên vừa phải thì mới tốt. Với chỉ số đường huyết đang cao, bạn nên ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn đường, các thực phẩm giàu năng lượng, vận động đường xuyên, ngủ đủ giấc để cải thiện.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn loại khoai nào?
Có rất nhiều loại khoai lang và mỗi loại đều có vị ngọt tự nhiên nhiều hay ít. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy, hoạt chất có trong khoai lang trắng có thể tốt cho bệnh đái tháo đường. Vì có hàm lượng tinh bột cao và lượng đường tương đối thấp nên loại khoai lang này thường có vị không ngọt như các loại khoai khác.
Khoai lang trắng thường mọc ở vùng đồi núi. Chiết xuất thành phần Caiapo từ củ khoai lang trắng có thể kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà khoa học Nhật Bản đã điều chế chất này thành dược phẩm bổ sung dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
Ảnh minh họa: Internet
Nghiên cứu tại Đại học Vienna (Áo), đã tìm hiểu phương thức hoạt động và tính hiệu quả của Caiapo từ khoai lang thử nghiệm trên những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 với liều dùng trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy, khi điều trị bằng Caiapo chiết từ khoai lang đã làm giảm lượng hemoglobin A-1c (HbA1c) là yếu tố chỉ định lượng đường máu dư thừa.
Lượng đường máu ở nhóm sử dụng Caiapo từ khoai lang cũng giảm hơn nhiều. Ngoài ra, lượng cholesterol trong máu cũng giảm. Các kết quả trên chứng tỏ Caiapo chiết xuất từ khoai lang là chất kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 rất hiệu quả mà không gây ra một phản ứng phụ cho người bệnh.
Nguồn : https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/cung-la-khoai-lang-nguoi-an-thi-giam-can-nguoi-khac-lai-mac-tieu-uong-cau-tra-loi-cua-bac-si-khien-ai-cung-soc-690369