Rất nhiều người vì tiết kiệm hoặc vì sự tiện lợi nên thường xuyên hâm nóng lại cơm nguội để ăn, nhưng điều này có tốt không?
Lão Trần gần đây thực sự chán nản, ông sống với gia đình con gái kể từ khi về hưu. Tuy nhiên, hai cha con thường xuyên xảy ra mâu thuẫn vì những việc trong nhà.
Một hôm, sau khi ăn cơm xong, lão Trần xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Sau khi con gái phát hiện ra, cô đã đưa ông đến bệnh viện để kiểm tra. Sau khi khám, bác sĩ chẩn đoán chú Trần bị ngộ độc thực phẩm mà nguyên nhân thực sự là do ăn cơm đã hâm nóng qua đêm.
Hóa ra chú Trần có thói quen tích lại cơm thừa sau đó hâm lên để ăn vào hôm sau. Thời tiết mùa hè ngày càng nóng, cơm để qua đêm thường xuất hiện nhiều vi khuẩn, sau khi ăn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Ăn cơm nguội hâm nóng có gây ung thư không?
Tin đồn cho rằng hâm nóng cơm lên ăn có thể gây ung thư xuất phát từ xu hướng sinh sôi vi khuẩn ở nhiệt độ phòng, nhưng liệu điều này có nghĩa là nó thực sự gây ung thư?
Một bác sĩ đầu ngành về tiêu hóa cho biết: Hầu hết vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt khi thực phẩm được hâm nóng ở một nhiệt độ phù hợp. Điều này có nghĩa là cơm được bảo quản đúng cách sau lần nấu đầu tiên thì độ an toàn khi hâm nóng để ăn vẫn được đảm bảo.
Ngoài ra, nguy cơ vi khuẩn phát triển trong cơm sẽ giảm đáng kể nếu cơm nguội được sử dụng trong vòng hai giờ kể từ khi hâm nóng. Vì vậy, quan điểm hâm nóng cơm gây ung thư là phiến diện và chưa có đủ cơ sở khoa học. Cách tiếp cận đúng là tập trung vào việc bảo quản thực phẩm thay vì chỉ đơn giản là tránh hâm nóng lại.
Tuy nhiên, nếu bảo quản cơm không đúng cách dẫn đến việc cơm bị hỏng trước khi hâm nóng, người dùng nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm.
Trong gạo có thể có Bacillus cereus – vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, bào tử này sẽ chết ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và các vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Việc hâm lại thực phẩm là một thói quen phổ biến, nhưng không phải loại thực phẩm nào cũng an toàn khi làm như vậy. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên cân nhắc không nên hâm lại:
Trứng: Trứng là một loại thực phẩm dễ bị ôxy hóa nhanh khi để lâu hoặc hâm lại. Việc này có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Đặc biệt, nếu không nấu chín kỹ ban đầu, vi khuẩn có thể sinh sản nhanh chóng khi hâm lại.
Thực phẩm chứa dầu mỡ: Các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, bánh xèo, hay các món chiên xào nếu hâm lại có thể tạo ra chất acrylamide. Chất này là một chất gây ung thư tiềm ẩn và có thể gây hại cho sức khỏe nếu ăn lâu dài.
Cà chua và các loại rau quả sống: Các loại rau quả tươi có nhiều enzym và acid. Khi hâm lại, sự phân hủy của chúng có thể làm mất đi một số chất dinh dưỡng quan trọng và thay đổi hương vị.
Thịt đông lạnh: Hâm lại thịt đông lạnh không chỉ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Kết luận
Dựa trên các nghiên cứu và khuyến cáo về an toàn thực phẩm, việc hâm nóng cơm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư. Tuy nhiên, việc hâm nóng thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm nhất định như trứng, thực phẩm giàu dầu mỡ, cà chua và rau quả tươi, có thể tạo ra các chất có hại như acrylamide và mất đi một số chất dinh dưỡng quan trọng. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, nên hạn chế hâm nóng lại những loại thực phẩm này. Thay vào đó, lựa chọn các phương pháp nấu ăn và bảo quản thực phẩm an toàn và hiệu quả là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe gia đình và bản thân.
Nguồn : https://ngoisao.vn/suc-khoe/cham-soc-suc-khoe/ham-lai-com-co-gay-ung-thu-khong-nhac-nho-4-loai-thuc-pham-nay-khong-the-ham-nong-lai-430864.htm