Trong phong thủy nhưng người tuổi này phù hợp trồng khế sẽ giúp tăng lộc khí, giàu có, càng chăm chỉ càng giàu.
Ý nghĩa phong thủy của cây khế trong nhà?
Trong văn hóa dân gian thì ông bà ta thường nói quê hương là chùm khế ngọt tượng trưng cho sự may mắn. Đặc biệt, trong nhiều năm gần đây, nhiều người lại trồng cây khế trong chậu, tạo dáng bonsai đẹp mắt bởi ý nghĩa phong thủy của nó.
Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, đây là loại cây thể hiện sự thẳng thắn, thật thà, ngay thẳng. Hoa và quả kết thành từng chùm nên tượng trưng cho sự đoàn kết, sum vầy. Quả khi chín có màu vàng sáng rực nên tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc thịnh vượng. Đặc biệt những chùm khế chín vàng sẽ mang lại nhiều tài lộc khiến cho gia chủ kinh doanh phát tài giàu có.
Đặc biệt, nếu như trồng khế đúng vị trí thì việc trồng cây khế trong sân vườn hoặc trước cửa nhà sẽ mang lại phú quý, giúp gia chủ đại cát đại lợi, con cháu lắm phúc nhiều lộc, giàu sang đời đời.
Tuy nhiên trong phong thủy, việc trồng cây cối trước cửa nhà rất được xem trọng vì đây là nơi đón lộc vào nhà. Nếu trồng cây quá to, chắn lối đi thì sẽ cản trở những luồng dương khí, tài lộc vào nhà.
Trong phong thủy, không phân biệt trồng cây khế chua hay khế ngọt, cả hai loại đều mang lại tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên nếu thích “vận theo chữ”, bạn có thể chọn trồng cây khế ngọ để thể hiện sự ngọt ngào, ấm áp, mong cầu gia đình hạnh phúc, viên mãn.
Người tuổi nào hợp trồng cây khế tốt cho phong thủy?
Theo các chuyên gia phong thủy thì việc trồng khế luôn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành nên cây khế phù hợp với tất cả các mệnh. Đặc biệt, khi nhìn vào thân cây có thân màu nâu, lá màu xanh, khi chín quả có màu vàng tươi nên thích hợp nhất với những người mệnh Thổ và mệnh Hỏa.
Người thuộc hai mệnh này trồng cây khế trước cửa nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, phúc đức gấp bội. Gia chủ sẽ luôn ăn nên làm ra, ngày càng giàu có hơn, con cháu đời đời giàu sang. Chính vì vậy, người mệnh Hỏa và THổ sẽ mang lại nhiều tài lộc cho bạn.
Thông tin phong thủy trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
XEM THÊM.
Tỏi cứ để vài hôm là tóp hết nhánh, đừng cho vào thùng gạo bảo quản, đây là mới là cách giúp tỏi để cả năm không mọc dù là 1 mầm hay mốc hỏng
Tỏi là loại gia vị quen thuộc trong gia đình. Việc bảo quản tỏi như thế nào để tỏi không bị mốc hỏng hay bị mọc mầm được nhiều người quan tâm.
Bảo quản tỏi bằng trà xanh
Tỏi mua về nên đem đi phơi nắng khoảng một tiếng hoặc để ở nơi khô ráo, thoáng mát 1-2 ngày cho khô hẳn, lớp vỏ bên ngoài khô ráo. Cho tỏi vào túi nilon.
Lấy một nhúm trà khô vào khăn giấy và gói lại (hoặc sử dụng trà túi lọc). Cho gói trà vào trong túi tỏi và buộc chặt miệng túi. Để tỏi ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Trà sẽ hút bớt độ ẩm, giữ cho tỏi luôn khô ráo, không bị mốc hay mọc mầm.
Bảo quản tỏi bằng muối
Bạn hãy chuẩn bị khoảng 60 gram muối trắng. Cho muối vào chảo rang cho đến khi khô lại, muối chuyển sang màu vàng, chờ muối nguội. Đổ muối ra một miếng vải mỏng rồi buộc chặt lại. Cho muối vào trong túi tỏi, ép hết không khí bên trong ra ngoài và buộc chặt miệng túi. Để túi tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Bảo quản tỏi bằng thuốc lá
Thuốc lá có chứa nicotin có tác dụng ức chế không cho tỏi nảy mầm hay thối rữa. Bạn hãy cho tỏi vào túi nilon và thêm vài điếu thuốc lá vào đó. Buộc chặt miệng túi và để ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Bảo quản tỏi bằng gừng và baking soda
Gừng và baking soda có thể giúp bạn bảo quản tỏi tốt hơn. Cho tỏi vào một chiếc túi sạch. Dùng miếng gạc/vải mỏng gói 2 muỗng canh baking soda và vài lát gừng. Cho gói gừng baking soda vào túi tỏi, ép hết không khí ra và buộc chặt miếng túi. Để túi tởi ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Bảo quản tỏi bằng gạo
Bạn có thể phơi khô tỏi và cho vào trong thùng gạo. Đậy kín nắp thùng gạo. Cách này không chỉ giúp bảo quản tỏi mà còn chống được mối mọt tấn công gạo.
Bảo quản tỏi trong tủ lạnh
Bạn có thể bóc sạch vỏ tỏi, bỏ tỏi vào trong hộp và đóng kín nắp rồi để vào ngăn đá tủ lạnh. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy vài tép tỏi.
Bạn cũng có thể nghiền nhỏ tỏi cho vào khay đá silicon, chia thành các viên nhỏ. Đậy kín khay đá để mùi tỏi ám vào tủ và các đồ ăn khác trong tủ. Để khay tỏi vào ngăn đá tủ lạnh vài giờ cho tỏi đông cứng lại. Sau đó, gỡ tỏi ra và bỏ vào hộp, đậy nắp kín. Để hộp tỏi trở lại ngăn đá. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy 1-2 viên tỏi băm là được.