Khi mua thịt bò thì các chị em thường mua phần nào? Phần lớn mọi người đều chỉ biết mua thịt thăn, thịt mông hoặc dẻ sườn. Thực tế, con bò có 3 phần thịt được gọi là siêu đỉnh thường được các nhà hàng, quán ăn nhập về để chế biến. Đó chính là lý do tại sao chúng ta thường thấy khi mình mua thịt bò về nấu ăn thì ăn rất dai và không thơm, nhưng khi ra ngoài hàng thì miếng nào cũng mềm tan trong miệng.
Vậy 3 phần thịt quý vừa ngon vừa mềm của con bò là những phần nào. Mình chia sẻ lại thông tin này vừa đọc được trên báo cho mọi người cùng biết nhé!
Phần thịt quý giá thứ nhất: Ức bò
Là phần thịt lấy từ phần ngực của con bò hay còn được biết đến là gầu bò. Phần thịt này thường có lẫn cả gân và mỡ, tạo nên hương vị đặc trưng và kết cấu hấp dẫn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ức bò có hàm lượng protein cao, khoảng 21g protein cho mỗi 100g thịt, và chỉ chứa khoảng 155 calo. Nguồn protein này là rất quan trọng đối với việc xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp.
Gầu bò mềm thơm, béo ngậy và không hề dai, ảnh: DSD
Với đặc tính dai và ngon, ức bò thường được sử dụng trong những món hầm như phở bò hầm, bò kho hoặc thậm chí là bò xào cần tây – một món ăn truyền thống của ẩm thực Việt Nam.
Phần thịt quý giá thứ hai: Bắp bò, đặc biệt là phần bắp rùa
Đây được coi là phần thịt ngon nhất của con bò, với kết cấu mềm và ít gân. Phần thịt này cực kỳ thích hợp cho việc chế biến các món như bò hầm, bò luộc, bò kho, hoặc nấu canh. Bắp bò cung cấp một lượng lớn protein, với 34g protein và 201 calo cho mỗi 100g thịt. Đây là một lựa chọn lý tưởng cho những ai đang theo đuổi một chế độ ăn uống lành mạnh nhưng không muốn bỏ lỡ hương vị thơm ngon của thịt bò.
Thịt bắp rùa bò, ảnh: DSD
Phần thịt quý giá thứ ba: Thịt thăn vai (thuổng)
Nằm ở phần lưng bò, cũng là một phần thịt đặc biệt được ưa chuộng. Nó không chỉ mềm và ngọt mà còn có hàm lượng protein lên đến 21g trong mỗi 100g thịt. Thịt thăn vai rất linh hoạt trong chế biến, có thể dùng để làm các món nướng như bít tết, phở, lẩu bò, hoặc thậm chí là bò xào hành tây. Một món ăn tiêu biểu từ phần thịt này là bít tết thăn vai – một món bò bít tết chuẩn vị Âu được rất nhiều người yêu thích.
Đối với những người yêu thích ẩm thực và quan tâm đến sức khỏe, việc chọn lựa phần thịt ngon và có giá trị dinh dưỡng cao là rất quan trọng. Ba phần thịt trên không chỉ đáp ứng được yêu cầu về hương vị ngon miệng mà còn cung cấp những dưỡng chất cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh và đầy đủ năng lượng.
Thịt lõi vai bò, ảnh: dSD
Mẹo giúp thịt bò mềm, không bị dai khi chế biến tại nhà
Cách thứ nhất: Ướp thịt bò với các nguyên liệu có sẵn
Ướp với giấm/ dầu ăn/ rượu : Trước khi chế biến, bạn có thể ướp thịt bò với dầu ăn (30 phút) hoặc giấm, rượu (15 phút). Thông thường, 1 kg thịt bò cho 2, 3 thìa rượu hoặc 1 thìa giấm
Ướp với muối: Đơn giản, gần gũi, quen thuộc nhất trong cách làm mềm thịt bò hơn chính là dùng muối. Loại gia vị này sẽ giúp giải phóng, phân bổ nước đều khắp miếng thịt, giúp thịt không bị khô, lại mềm từ trong ra ngoài. Loại muối càng tốt thì sẽ càng giúp miếng thịt ngon hơn, mềm hơn. Đầu tiên, tùy theo khẩu vị, bạn lấy lượng muối vừa phải rồi thoa trực tiếp lên 2 mặt thịt và để khoảng 1 giờ đồng hồ trong ngăn mát tủ lạnh. Sau đó, lấy thịt ra, rửa dưới vòi nước cho sạch lượng muối thừa. Cuối cùng, dùng khăn giấy thấm cho ráo nước. Bây giờ, bạn có thể mang đi chế biến hoặc ướp thêm gia vị nếu muốn, nhưng nhớ đừng ướp muối nữa nhé. Sau đó, lấy thịt ra, rửa sạch muối dưới vòi nước. Cuối cùng, dùng khăn giấy thấm cho ráo nước và chế biến món ăn. Đặt thịt bò đã ướp vào trong một túi zíp rồi để ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 ngày, thịt bò ướp càng lâu thì càng mềm, ngon.
Ướp thịt giúp thịt bò mềm hơn, ảnh: DSD
Ướp với banking soda: Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với baking soda nữa bởi nguyên liệu này quá quen thuộc trong bếp. Giờ đây, bạn sẽ khám phá thêm được công dụng mới của baking soda chính là giúp thịt mềm. Cứ 10gr baking soda sẽ ướp được cho 340gr thịt bò. Sau khi ướp đều 2 bề mặt thịt, bạn để khoảng 15 – 20 phút trong ngăn mát tủ lạnh hoặc nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể để đến 3 giờ đồng hồ trong tủ lạnh. Sau khoảng thời gian này, bạn lấy thịt ra rồi rửa sạch, ướp thêm chút gia vị cho vừa miệng và chế biến món ăn.
Cách thứ hai: Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
Sử dụng giấy nến (giấy sáp) để bên dưới miếng thịt nếu thịt bị rời rạc hoặc không phải là một khối nguyên. Sau đó cắt ngang qua thớ thịt thay vì cắt dọc, nhớ loại bỏ gân để thịt không bị dai. Dùng một chiếc búa chuyên dụng để đập thịt, thịt sẽ mềm, tơi, dễ nhai hơn rất nhiều. Nếu không có búa bạn có thể sử dụng một con dao bén để cắt thịt thành những đường dài và mỏng, chú ý không được cắt quá sâu sẽ làm nát thịt.