Luộc khoai bằng nước đã “xưa” rồi. Gần đây, chị em nội trợ truyền tai nhau về cách luộc khoai không cần nước mà khoai vẫn bở và thơm ngon cực kỳ.
Tham khảo ngay công thức luộc khoai không cần nước đơn giản được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên liệu để luộc khoai lang không cần nước
2. Cách luộc khoai lang không cần nước
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Luộc khoai
3. Thành phẩm
Khoai lang mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Khoai lang có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Bánh khoai lang chiên, khoai lang sấy, khoai lang luộc…. điều bất ngờ mà bài viết dưới đây chia sẻ cùng bạn đó chính là món khoai lang luộc mà không cần nước, khoai vừa thơm, bở, ngon ngọt nữa nhé!
Thời gian thực hiện: 30-35 phút
Dành cho: 1-2 người ăn
Nguyên liệu để luộc khoai lang không cần nước
- 2- 4 củ khoai lang
- 8-10 cái muỗng, dao, nĩa.
Cách luộc khoai lang không cần nước
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Khoai lang sau khi mua về bạn đem về rửa thật sạch.
Bước 2: Luộc khoai
Bạn bắc nồi lên bếp sau đó cho dao, thìa, dĩa vào trong 1 chiếc nồi rồi bỏ khoai lang đã rửa lên trên và đậy nắp vung nồi lại. Bật bếp luộc khoai trên lửa nhỏ liu riu thời gian khoảng 20-30 phút là khoai lang chín.
Bạn tắt bếp, và để nguyên trong 10 phút sau đó mở nắp vung ra lấy khoai lang và thưởng thức.
Thành phẩm
Khoai lang luộc không cần nước có màu vàng bắt mắt, khoai bở, ngọt lịm rất ngon luôn nhé! Đặc biệt luộc theo cách này khoai sẽ có vỏ ngoài hơi cháy và dậy mùi thơm như khoai lang nướng rất kích thích!
Chỉ với 2 bước đơn giản bạn đã có nồi khoai lang luộc thơm ngon mà không cần tốn quá nhiều công chế biến. Bạn hãy thử luộc khoai theo công thức “độc, lạ” được chia sẻ trong bài viết vừa rồi nhé! đảm bảo bạn sẽ thấy cực kỳ bất ngờ luôn.
Vì sao các cụ thời xưa thườпg đặt tên con trai có chữ đệm là ‘Văn’, con gái là ‘Thị’?
Chữ đệm ‘Văn’ và ‘Thị’ trong tên Tiếng Việt từ trước đến nay luôn là điều quen thuộc trong cuộc sống, tuy nhiên nguồn gốc của nó luôn được nhiều người quan tâm.
Từ thời xa xưa cho tới nay, chữ đệm “Văn” dành cho con trai và “Thị” dành cho con gái thường được các bậc cha mẹ, ông bà đặt cho các con với những ý nghĩa và câu chuyện mà nhiều người vẫn chưa biết.
Chữ đệm “Văn” trong tên con trai được bắt nguồn từ bối cảnh các triều đại phong kiến, người ta coi đàn ông “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” nghĩa là có nghĩa là một người con trai bằng cả mười con gái và chỉ có đàn ông mới được đi học, tham gia thi cử ở trường. “Văn” theo bảng chữ là học trò, đây là người có học. Với mong muốn con trai mình thành đạt, sự nghiệp học hành, thi cử được rộng mở nên bậc cha mẹ thời xưa thường đặt tên con trai kèm theo chữ đệm là “Văn”.
Với quan niệm từ lâu đời, nhiều người Việt vẫn giữ cho tới tận hiện tại, tên của người con trai đều thường được đặt theo “công thức”: Họ + Văn + Tên. Không chỉ thế đây cũng là một cách mà người Việt nhớ về cội nguồn, về ông cha.
Đối với chữ đệm “Thị” trong tên con gái, chữ “Thị” xuất hiện từ sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, đây là một từ Việt gốc Hán được dùng để chỉ người phụ nữ với nguyên văn câu trong Từ nguyên từ điển là “Phu nhân xưng thị” có nghĩa là đàn bà thì gọi là thị. Bên cạnh đó chữ này cũng là danh xưng mà người phụ nữ dùng để tự xưng mình.
Gốc của từ “Thị” là họ hoặc ngành họ, sau khi kết hôn, người phụ nữ Trung Hoa sẽ lấy tên của chồng theo sau là chữ “Thị” để thành tên cúng cơm của mình. Cái tên này khi du nhập vào nước ta đã thay đổi khi những người phụ nữ trong gia đình phú quý sẽ giữ nguyên họ của bố và kèm theo chữ “Thị” phía sau.
Cho tới thế kỷ 15, người ta áp dụng “công thức” đặt tên con gái như: Họ + Thị + Tên. Trên thực tế không như nhiều người lầm tưởng thì chữ “Thị” vốn chỉ để dùng cho những người con gái đã trưởng thành, lập gia đình.
Hiện nay nhiều nền văn hóa du nhập vào nước ta nên việc đặt tên đệm cho con có chữ “Thị” hay “Văn” đã giảm dần nhưng cách đặt tên này vẫn là một điều vô cùng ý nghĩa lớn nhắc về lịch sử và văn hóa con người Việt.