Trên các ổ khóa thường có thêm 1 lỗ nhỏ, chúng có công dụng gì? Rất nhiều người chưa biết mẹo hay với chúng

Hầu hết các ổ khóa ngoài lỗ để tra chìa khóa vào thì còn lỗ siêu nhỏ bên cạnh, phải chăng chúng bị thừa?

Nếu bạn chú ý quan sát những ổ khóa thì sẽ thấy hầu hết chúng có thêm một lỗ nhỏ bên cạnh nơi tra chìa khóa. Chúng có công dụng gì với ổ khóa không?

Ổ khóa được thiết kế từ kim loại với tính năng dùng để bảo vệ, khép chặt cánh cửa, bảo vệ gia đình. Ổ khóa được dùng ở trong nhà, ngoài thềm, ngoài sân, ngoài cổng.

Chúng có thể tiếp xúc với mưa gió nắng thường xuyên nếu là khóa ngoài cổng, ngoài trời. Dù chúng thường được sản xuất bằng đồng, inox không gỉ nhưng theo thời gian khi tiếp xúc nhiều với nắng gió, mưa và các yếu tố môi trường thì sẽ bị han gỉ và còn đọng nước mưa, hơi ẩm từ sương, nồm nên có thể gây han gỉ, kẹt làm khó mở.
meo-dung-lo-tron-nho-tren-o-khoa

Nhiều ổ khóa để lâu bị oxy hóa nên rất khó mở, thậm chí phải dùng tới kỹ thuật phá khóa dù còn chìa nhưng không thể mở được nữa vì bị kẹt.

Bởi thế khi thiết kế khóa người ta cần phải tính toán làm sao để khóa bền và giảm tình trạng bị đọng nước trong ổ khóa, tránh nguy cơ bị han gỉ làm kẹt khóa.

Và đó là lý do để có chiếc lỗ tròn nhỏ ở mỗi ổ khóa. Người dùng hầu như thấy chúng không có tác dụng gì, không dùng đến. Nhưng thực chất chúng là lỗ thoát nước cho ổ khóa.

Thế nên khi đi mua ổ khóa để khóa cổng, khóa ngoài trời, khóa nơi hay dầm mưa dĩa nắng, nơi mà ổ khóa có nguy cơ bị đọng nước nhiều thì bạn cần chú ý chọn ổ khóa  phải có thêm chiếc lỗ thoát nước này nhé. Nếu không có chúng, nước mưa sẽ đọng lại bên trong khiến ổ khóa hoen gỉ nhanh chóng.

Nếu không muốn dùng một thời gian phải phá khóa thì nên nhớ công năng của những lỗ tròn nhỏ này. Cso những ổ khóa không chỉ có 1 mà còn có 2 lỗ để thoát nước.

Công dụng thứ 2 là lỗ nhỏ này còn để cho việc tra dầu vào ổ khóa thuận tiện dễ dàng hơn. Nhiều người thường tra dầu vào chỗ tra chìa, cách đó nhanh nhưng hay khiến dầu lem ra ngoài và bẩn vào chìa rất bất tiện khi dùng. Do đó hãy tra vào lỗ nhỏ bên cạnh nhé.

Bây giờ thì bạn đã biết cách dùng của những lỗ nhỏ trên ổ khóa này rồi chứ?

XEM THÊM:

Nhất định phải trồng rau răm trong nhà, dù nhà chật hẹp cỡ nào sẽ có được công dụng thần kì này

 

Ít người biết rau răm ra hoa kết quả hằng năm trên những cây không bị cắt, hái ngọn thường xuyên. Cành và lá rau răm vừa là rau quen, vừa là dược liệu quý. Bài viết này sẽ cho bạn biết lí do vì sao nhất định phải có cây rau răm trong nhà?

Theo đông y rau răm có vị cay nóng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng. Tác dụng của rau răm khi ăn sống ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.

1-4-1414723495083-79-0-501-827-crop-1414723556159Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

– Mùa hè say nắng: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.

 Chữa kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10-20 g sắc uống sau bữa ăn.

– Chữa đau bụng, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần.

bi-dau-bung-la-dau-hieu-cua-benh-gi1-0923

– Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.

– Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
– Cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.

lcl-3

– Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).

– Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).

Lưu ý: Rau răm không độc nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *