Người leo tường cứu 2 nạn nhân vụ cháy: ‘Làm việc tốt khó thế nào cũng phải làm’

Anh Lèng Văn Bằng – người leo tường cứu 2 người mắc kẹt trong đám cháy nhà trọ tại quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ: “Tôi suy nghĩ, đời người không dài cũng không ngắn nhưng làm việc tốt và cứu người thì khó thế nào cũng phải làm”.

Vẫn mặc nguyên bộ quần áo lấm lem muội than, anh Lèng Văn Bằng (39 tuổi, quê ở Điện Biên) – người leo tường cứu 2 nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy nhà trọ tại quận Hà Đông (Hà Nội) vừa kết thúc công việc của mình, tranh thủ giờ nghỉ trưa để gặp phóng viên.

Anh Bằng cho biết, khoảng 5h30 sáng 30/5, anh điều khiển xe máy đi đến cơ quan tại đường Liễu Giai (quận Ba Đình, Hà Nội). Khi đến chợ Xốm, anh dừng lại để mua đồ thì phát hiện khói đen bốc nghi ngút nên nhanh chóng phóng xe tới gần hiện trường vụ cháy.

“Khi đến nơi, tôi thấy lửa cháy to ở tầng 1, khói đen bốc nghi ngút lên tầng 2, tầng 3 của căn nhà. Tôi chạy lại gần thì phát hiện 2 hai cánh tay thò ra và kêu cứu…”, anh Bằng nói.
Anh Lèng Văn Bằng chia sẻ lại sự
Anh Bằng chia sẻ, lúc đó mọi người đứng theo dõi đông nhưng hoảng hốt, không ai dám trèo lên giải cứu nạn nhân. Thấy vậy, anh đã bám vào tường rồi leo lên mái tôn của nhà hàng xóm.

“Tôi nhìn không thấy lối thoát hiểm nên ngay khi leo lên tôi đã cầm theo 1 hòn gạch để đập con tiện xi măng của ban công, cứu người mắc kẹt”, anh Bằng kể.

Theo anh Bằng, khi anh bám dây chống sét của căn nhà leo lên thì sức nóng của vụ cháy và tiếng nổ ở tầng 1 làm cho giật mình, tuột tay. Tay anh Bằng có 2 vết bỏng nhưng khi đó anh không hề để tâm hay biết.

“Hai bạn nữ mắc kẹt trên ban công đã bắt đầu ngã quỵ xuống sàn nhà. Lúc đó, khói đen đặc quá, tôi không nhìn thấy gì cả, tôi phải thò tay ra mò mò”, anh Bằng nói.

Thấy 2 nạn nhân hoảng loạn, mất bình tĩnh, anh Bằng đã phải cõng từng người xuống mái tôn của nhà hàng xóm để thoát nạn. Bạn nữ mặc áo đen còn tỉnh táo nên hợp tác tốt với anh, còn bạn nữ mặc áo trắng đã có dấu hiệu lịm đi nên anh khá vất vả để cõng xuống.

“Tôi không kịp nói chuyện gì với hai bạn này, chỉ kịp hỏi còn ai mắc kẹt bên trong nhà không. Lúc đó cảm xúc của tôi vỡ òa, tôi rất vui vì đã cứu được người mắc kẹt”, anh Bằng nói.

Nhớ lại khoảnh khắc nguy hiểm của vụ cháy, anh Bằng chia sẻ: “Tôi suy nghĩ, đời người không dài cũng không ngắn nhưng làm việc tốt và cứu người thì khó thế nào cũng phải làm”.

Hình ảnh anh Bằng giải cứu nạn nhân vụ cháy nhà trọ. Ảnh cắt từ clip

Anh Bằng cho biết thêm, do bản thân từng được học kỹ năng PCCC&CNCH khi còn làm ở công ty bảo vệ nên anh nắm được những quy tắc an toàn khi cứu nạn nhân trong đám cháy.

Người đàn ông người dân tộc Thái luôn cười hiền hòa khi kể lại câu chuyện, anh nói mình không phải người hùng, “ai cũng sẽ làm như vậy khi thấy người mắc kẹt thôi”.

Thông tin từ Công an TP Hà Nội, vào 5h33 ngày 30/5, Trung tâm thông tin chỉ huy Công an TP nhận được tin báo cháy tại nhà ở kết hợp cho thuê trọ tại địa chỉ số 7, tổ 1, phố  Ba La (phường Phú Lương, quận Hà Đông).

Nhận được tin báo, Trung tâm thông tin chỉ huy đã điều động 4 xe cứu hỏa của Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Hà Đông, Đội Chữa cháy và CNCH Khu vực 4 (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội) đến hiện trường dập lửa.

Tại hiện trường, có 9 người mắc kẹt bên trong ngôi nhà cháy. Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH và người dân nhanh chóng giải cứu được 5 người, 4 người khác tự thoát ra bên ngoài.

Mua thịt lợn về không nên rửa ngay, làm theo cách này thịt để tủ lạnh cả tháng vẫn tươi ngon như mới

Mua thịt lợn về, bạn cần bảo quản đúng cách để thịt lợn trữ đông được bảo quản tốt, giữ nguyên hương vị và chất dinh dưỡng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để bảo quản thịt:

Rượu trắng

Dầu ăn

Giấy bạc

Màng bọc thực phẩm

Cách thực hiện:

Bước 1: Chọn mua miếng thịt lợn chất lượng, có màu hồng nhạt hoặc đỏ nhạt, phần mỡ trắng ngà ngà. Lưu ý đối với việc người bán cắt thịt theo chiều dọc để kiểm tra thịt có đặc điểm như thịt se lại, bề mặt ráo, và lớp bì mềm không. Nếu đạt được những đặc điểm này, thì miếng thịt đó là chất lượng, thuận tiện cho việc bảo quản lâu dài.

thit-lon

Bước 2: Khi mang thịt về nhà, không nên rửa ngay. Chia thịt ra thành phần đã chế biến ngay và cần bảo quản. Sử dụng khăn giấy để thấm khô miếng thịt cần bảo quản. Rửa thịt sẽ làm mất lớp mỡ bám trên bề mặt, dễ làm thịt hỏng nhanh.

Bước 3: Sử dụng dao để cắt thịt thành từng phần nhỏ, đủ cho mỗi lần chế biến. Tránh để nguyên miếng thịt vào tủ đông, vì việc này có thể làm mất chất và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, làm thịt nhanh hỏng.

Bước 4: Khử trùng thịt bằng cách quét lớp rượu trắng đều lên bề mặt. Rượu trắng chỉ cần sử dụng một lớp mỏng và sau khi rã đông, chế biến, hoặc rửa sạch thì mùi của nó sẽ không còn.

avatar1627208730177-162720873103

Bước 5: Quét một lớp dầu ăn mỏng lên bề mặt thịt để tạo màng bảo vệ, giữ độ ẩm và dưỡng chất bên trong.

Bước 6: Sử dụng màng bọc thực phẩm để gói kỹ lưỡng từng miếng thịt, ngăn không khí lọt vào.

Bước 7: Sử dụng giấy bạc để bọc từng túi thịt một lần nữa, đảm bảo bảo vệ hoàn toàn và giữ cho miếng thịt lợn không bị khô.

kho-lanh-bao-quan-thit

Bước 8: Đặt thịt lợn vào ngăn đông của tủ lạnh. Khi muốn sử dụng, chuyển thịt từ ngăn đông xuống ngăn mát để rã đông dần. Sau khi rã đông, chị em có thể rửa sạch thịt với nước muối pha loãng và để ráo, sau đó ướp theo sở thích cho quá trình chế biến tiếp theo.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *