CÔNG THỨC LÀM XÔI HẠT SEN LÁ DỨA

Nguyên liệu:
– Gạo nếp: 350g

– Hạt sen tươi: 150g

– Dừa: 50g
1 bó lá dứa, muối, đường, 1 thìa nước cốt dừa, 1 thìa đường

Cách làm:

Bước 1: Lá dứa (lá nếp) rửa sạch, để lại khoảng 2 lá lát nấu cùng xôi, phần còn lại xắt khúc, xay nhỏ cùng với chút nước. Sau đó vắt lấy phần nước cốt để ngâm gạo tạo màu cho xôi.

Bước 2: Cho nước lá dứa vào xâm xấp mặt gạo nếp ngâm khoảng 6-7h. Sau đó vo sạch, để ráo, xóc cùng chút muối cho xôi thêm đậm đà.

Bước 3: Đun xôi nước trong xửng hấp, cho gạo cùng với 2 cái lá dứa đã chừa lại ở trên vào hấp cho đến khi chín. Trong khi hấp thỉnh thoảng dùng đũa đảo cho xôi được chín đều, phía đáy không bị nát.

Bước 4: Trong khi chờ xôi chín, bạn chuẩn bị hạt sen và dừa nạo. Hạt sen rửa sạch, cho vào nồi luộc chín cùng xíu muối.

Bước 5: Dừa gọt bỏ phần vỏ đen, rửa sạch, nạo sợi.

Bước 6: Khi xôi vừa chín tới, gắp bỏ phần lá dứa đồ cùng xôi đi, sau đó cho hạt sen đã luộc chín ở trên cùng với 1 thìa nước cốt dừa, 1 thìa đường vào trộn đều.

Bước 7: Cho xôi ra đĩa, rắc phần dừa đã nạo sợi lên phía trên và ăn nóng.
XEM THÊM:

Lá Cẩm là một loại thảo mộc có nhiều tác dụng

Lá cẩm là một loại thảo dược xuất hiện ở một số tỉnh miền núi nước ta. Cây lá cẩm được sử dụng rất phổ biến và mang lại rất nhiều tác dụng để bảo vệ sức khoẻ cũng như tạo màu sắc bắt mắt cho rất nhiều món ăn ngon.

Lá cẩm là lá gì ?

Lá cẩm là lá gì ?

Lá Cẩm (Peristrophe bivalvis) thuộc loại cây thân thảo, lâu năm, cao khoảng 50 – 100 cm. Thân thường 4 cạnh, có rãnh dọc sâu, cành non có lông, về sau nhẵn. Lá đơn, mọc đối; hình bầu dục hay trứng hoặc thuôn mũi giáo, thường có bớt màu trắng ở dọc gân; kích thước 2-10 cm x 1,2-3,6 cm; hai mặt có lông hoặc không, gốc lá thuôn nhọn; chóp lá nhọn hay có khi có mũi hay hơi tù tròn. Cụm hoa chùm ở ngọn hay nách lá, chùm ngắn; lá bắc cụm hoa thường hình trứng.

Lá Cẩm có mấy màu?

Ở Nam Bộ cây lá cẩm được coi là cây nhuộm màu. Lá cẩm gồm hai màu chính: Cẩm Đỏ và Cẩm Tím. Đây cũng là hai loại được trồng, riêng Cẩm Vàng còn mọc hoang nên được gọi là Cẩm dại. Cây Cẩm chủ yếu được nhân giống bằng cành, hiện tại chưa phát hiện cây con từ hạt. Bốn dạng Cẩm có tên khác nhau được đặt theo công dụng, màu sắc của dịch chiết, theo hoa văn trên mặt lá, theo hình dạng hay màu sắc của lá hoa.

Lá Cẩm có mấy màu?

Cây Lá Cẩm Đỏ (tên dân tộc Nùng: Chằm thủ): Lá hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm, có nhiều lông, mặt trên không có bớt trắng, dịch chiết ra có màu đỏ.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *