Bị con dâu cố tình đuổi ra khỏi nhà, bà Lưu phải sống trong cảnh lang bạt suốt 9 năm, có những lúc tưởng chết vì rét dưới gầm cầu. Thế nhưng, cuộc đời luôn có những bất ngờ.
Đổng Ngũ, người làng Phụng Sơn là một đứa con bất hiếu.
Bố qua đời từ khi Đổng Ngũ còn nhỏ, một mình bà Lưu vất vả nuôi con khôn lớn. Khi con trai đến tuổi trưởng thành, dù gia cảnh khó khăn song người mẹ tần tảo vẫn cố gắng kiếm vợ cho con, dùng toàn bộ số tiền giành dụm được, nhờ người mối lái cho cô gái có tên tên Hoa ở làng bên.
Ban đầu, cô này không đồng ý nhưng sau, vì thấy tuổi tác đã cao nên chấp nhận lấy Ngũ, kém 6 tuổi làm chồng.
Sau khi về làm dâu, Hoa tỏ ra rất không hài lòng với mẹ chồng, thường xuyên mỉa mai bóng gió, nói bà ăn hại, bắt chồng phải ra ngoài kiếm tiền, nếu không cô ta sẽ bỏ nhà đi, không sinh con đẻ cái cho nhà họ Đổng.
Bà Lưu hiểu ý đồ của con dâu, lại nghĩ cho hạnh phúc của con trai và cũng muốn dòng họ có người hương khói nên quyết định ra đi, để con trai có thể sống yên ổn với con dâu.
Đổng Ngũ vốn tính nhu nhược, bị vợ lấn át không dám nói nhiều, chỉ biết nhìn mẹ già lầm lũi ra khỏi cửa. Muốn ra tiễn mẹ nhưng bị vợ nguýt, anh ta vội cúi gằm mặt xuống đất, không dám nói nửa lời.
Bà Lưu ra đi biệt tích, bặt vô ấm tín. Không có mẹ chồng trong nhà, cuộc sống của Đổng Ngũ và vợ trôi qua yên ổn hơn trước.
Về phía bà Lưu, sau khi ra khỏi nhà, bà đi bộ suốt đêm, sáng hôm sau mới lên đến trung tâm huyện. Đến một nơi lạ lẫm, không có một người thân quen, bà cụ không có chỗ nào để đi, đành phải xuống gầm cầu tá túc.
Không có gì ăn, bà đành nhặt đồ người ta vứt đi để chống đỡ những lúc đói lòng. Quần áo rách, bà phải nhặt những thứ đồ bỏ đi để mặc và bám vào việc nhặt rác, ăn xin để mưu sinh.
Ảnh minh họa.
Ngày hè còn đỡ, mùa đông tuyết rơi lạnh thấu xương. Có những lúc, bà Lưu đã nghĩ mình không thể vượt qua được cái rét cắt da cắt thịt, co ro ôm người ngồi dưới gầm cầu.
Có lần bị ngất đi, bà được một người qua đường tốt bụng gọi điện đến đường dây nóng 120, nhờ các bác sĩ đưa đi cấp cứu. Sau đó, người phụ nữ đáng thương được gửi đến trạm cứu trợ chăm sóc.
Tuy nhiên, khi các nhân viên ở đây hỏi địa chỉ để đưa về nhà, bà Lưu nhất định không nói. Tối đó, bà tìm cách trốn khỏi nơi ấy, lại trở về gầm cầu.
Trời sáng, nghĩ rằng mình không thể ở lại huyện, bà quyết định tìm đường lên thành phố.
Cả đời loanh quanh trong làng , con trai cũng đã có gia đình, không còn gì phải bận tâm, bà Lưu nghĩ đây cũng là một cơ hội để mình ra ngoài mở rộng tầm mắt. Đi đến đâu, sống tới đó, cứ đi đến khi nào không đi được nữa thì thôi. Cũng may, bà có sức khỏe tốt.
Vừa đi vừa xin ăn, cuối cùng, người phụ nữ khốn khổ cũng tìm đến được thành phố. Thành phố thật lớn, các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, xe cộ tấp nập trên đường khiến bà lú lẫn, không thể xác định được phương hướng.
Không biết đi đâu, bà liền đi thẳng đến gầm cầu vượt ngồi nghỉ. Bên vệ đường, một ông lão đẩy chiếc xe bán khoai lang nướng khiến bà chú ý.
Khoai lang ở quê bà người ta chỉ dùng cho heo ăn, vậy mà ở thành phố có thể đem ra bán lấy tiền sao? Phát hiện này khiến bà Lưu cảm thấy ngạc nhiên lắm. Bà đứng dậy, tiến lại hỏi ông lão bán hàng: “Anh à, khoai làng này đúng là có thể bán sao?”
Ông lão nhìn người vừa hỏi mình, thấy bà ăn mặc rách nát liền đoán ngay đây là một người nếu không phải quá nghèo, hẳn là bị con cái đuổi ra khỏi nhà phải đi lang bạt.
Nghĩ vậy, ông trả lời: “Đúng thế, nếu cô không muốn chết đói, hãy làm như tôi đi. Tìm việc gì đó làm vẫn hơn là không có việc làm, sẽ không phải đi ăn xin, ăn xin không tốt cho sức khỏe đâu.”
Về sau, sau khi học được cách nướng khoai, bà Lưu được ông lão bán khoai giúp đỡ nhiệt tình, cho vay tiền đặt mua lò nướng và dẫn đến chợ đâu mối mua than và khoai.
Chỉ đến khi thấy “đồng nghiệp” có thể tự làm một mình, ông lão tốt bụng kia mới yên tâm chuyển sang địa điểm khác mưu sinh.
Mùa đông đến, tuyết rơi dày khiến mặt đường đóng băng dày, người ra ngoài vì thế cũng ít hơn. Thế nhưng, bà Lưu vẫn cần mẫn đẩy xe hàng ra phố.
Những ngày lạnh giá, trời nhanh tối, dù thành phố đã lên đèn nhưng bà lão bán khoai nướng vẫn lầm lũi chờ khách.
Muốn giúp bà lão được về nhà sớm, các nhân viên làm việc đằng sau bức tường kính của tòa nhà cao tầng gần đó liền chạy ra ủng hộ. Không chỉ mua, họ còn quảng cáo giúp, nhắn cho bạn bè qua mua khoai để bà lão cho bà mau hết hàng.
Ảnh minh họa.
Thời gian trôi qua thật nhanh, chớp mắt đã 9 năm
Bà Lưu vẫn cần mẫn đẩy xe khoai đi bán trên thành phố.
Còn ở quê nhà, một năm sau khi bà Lưu bỏ nhà đi, con dâu và con trai bà có thêm con. Đứa bé hiện đã 8 tuổi.
Một hôm, đứa bé đi học về liền nói với bố mẹ rằng, bà nội ở thành phố làm ăn rất phát đạt, trong thôn có người nói bà ở thành phố kiếm được hơn 1 triệu NDT (khoảng hơn 3 tỉ đồng).
Thông tin này khiến vợ chồng Đổng Ngũ kinh ngạc tột độ, vội hỏi con ai nói. Đứa trẻ trả lời, là trưởng thôn vừa ở thành phố về.
Họ lập tức chạy sang nhà trưởng thôn, người này xác nhận đúng là đã gặp bà Lưu, thậm chí bà còn được lên báo của huyện, thông tin trên đó viết rằng lang bạt 9 năm, bà tiết kiệm được 1,2 triệu NDT.
Trưởng thôn chưa kịp nói hết, chị vợ liền quay sang nói với chồng: “Thật không ngờ mẹ anh giỏi thế. Chúng ta đi đón bà ấy về, không thể đối xử tệ với mẹ anh được.”
Đổng Ngũ vừa kích động, vừa cảm động, lập tức nghe theo lời vợ.
Ngày họ đến thành phố là ngày tuyết rơi rất dày. Bà Lưu đứng cạnh góc đường nướng khoai lang. Theo thời gian, bà đã già đi nhiều nhưng khoai bà bán vấn chín đều và thơm ngon như xưa.
Gần đến chiều tối, bà đã bán hết khoai nhưng những người bên trong tường kính vẫn chưa thấy bà về.
Nhìn kỹ hơn, họ thấy bà ngã xuống đống khoai, giống như đang ngủ. Có người cảm thấy có điều gì bất thường, vội gọi điện cho đường dây nóng 120, gọi xe đến đưa bà đi cấp cứu.
30 phút sau, bác sĩ đi ra thông báo bà đã không qua khỏi. Những người có mặt lúc đó nén tiếng thở dài.
Khi đó, Đổng Ngũ và vợ mới túi lớn túi nhỏ chạy đến bệnh viện. Nghe tin dữ, họ không dám tin vào những gì đang xảy ra.
Nhưng chỉ có Đổng Ngũ rơi nước mắt còn người con dâu vội lật tìm chiếc túi trên người mẹ chồng, miệng liến thoắng hỏi: “Tiền tiết kiệm của mẹ để ở đâu, có ai nhìn thấy không?”
Sau khi biết đó là con dâu và con trai bà lão, những người xung quanh không nói một lời.
Bỗng nhiên, từ trong đám đông, một ông lão tóc bạc trắng bước ra. Đó chính là người đã giúp bà Lưu trong ngày đầu tiên bà lang bạt đến thành phố.
“Cô là con dâu bà lão ấy phải không? Không phải tìm nữa. Tiền bà ấy tích lũy suốt những năm qua, đều quyên góp cho tổ chức từ thiện rồi. Tất cả là hơn 1,2 triệu NDT, dành tặng cho những người già cô đơn, trên người bà ấy không có tiền đâu mà tìm cho mất công”, ông lão nói.
“Ôi, bà lão thật tốt bụng!” – những người có mặt thốt lên.
Chỉ có cô con dâu thất vọng, ngồi bệt xuống đất, than thở: “Chúng tôi vất vả từ xa chạy đến đây mà chẳng được thứ gì? Tại sao vậy? Tại sao bà ấy không để cho chúng tôi dù chỉ một đồng?”
Chỉ có những cánh tuyết vô tri trả lời cho câu hỏi của người con dâu bất hiếu.
Ở đời luôn có luật nhân quả. Phận làm con hãy nhớ, phụng dưỡng cha mẹ, dù là cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều là đạo lý làm người, bất di bất dịch cùng thời gian. Làm trái đạo lý, con người sẽ phải trả giá cho việc làm của chính mình.