Nghe đứa cháu nói vu vơ trong bữa cơm, người phụ nữ U70 ngỡ ngàng phát hiện ra sự thật về vị trí của mình trong lòng các con. Bà đưa ra quyết định dứt khoát để có tuổi xế chiều yên bình.
*Dưới đây là bài chia sẻ của nhân vật tên Lý Diễm Quỳnh, 62 tuổi, được đăng trên trang Sohu (Trung Quốc).
Là một người phụ nữ độc lập và mạnh mẽ, nhưng tôi cũng phải gục ngã bên giường bệnh của chồng tôi đang bị ung thư dạ dày. Bất chấp tất cả tình yêu và sự chăm sóc của tôi, ông ấy vẫn ra đi không lâu sau đó.
Đúng lúc tôi kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần thì con trai tôi ngỏ lời muốn đưa tôi về nhà chăm sóc, làm tròn chữ hiếu.
Màn kịch được dàn dựng công phu
Dù con trai và con dâu tôi đều đi làm, tổng thu nhập hàng tháng của chúng khá cao, gần 20.000 NDT (khoảng 65,78 triệu VNĐ), nhưng tình hình tài chính gia đình vẫn khá eo hẹp do phải tích cóp, chi tiêu nhiều khoản: sinh hoạt phí, chi phí thế chấp và vay mua ô tô và cả học phí cho cháu tôi.
Ảnh minh họa
Nhìn con trai và con dâu sống quá khổ cực, tôi không đành lòng. Chúng đã phải vất vả mưu sinh để họ có cuộc sống tốt hơn, tôi cũng không ngại trích chút tiền lương hưu của mình để hỗ trợ chúng hàng tháng. Với mức lương hưu 6.000 NDT (khoảng 19,7 triệu VNĐ), nhiều năm qua tôi cũng dành dụm được một khoản tiết kiệm ước chừng vài trăm triệu, tôi vốn định dùng nó cho những lúc ốm đau, khó khăn.
Khoảng thời gian đầu, hai vợ chồng chúng thấy ngần ngại, xấu hổ từ chối lời đề nghị của tôi vì chúng muốn tự lực xây dựng gia đình, vượt qua khó khăn bằng chính sức mình. Thời gian dần trôi, chúng hiểu được sự chân thành của người mẹ như tôi và dần chấp nhận khoản tiền hỗ trợ này.
Kể từ khi dọn vào nhà con trai, lương hưu tháng nào tôi cũng dùng gần hết. Tôi sẵn sàng đưa lương hưu của mình để trợ cấp cho con, nhưng tôi vẫn không bao giờ bỏ quên khoản tiết kiệm của mình. Khoản tiết kiệm này rất quan trọng đối với tôi, là cố gắng cả đời của tôi và chồng, như một sự chuẩn bị, tấm lưới an toàn cho những bất trắc của tuổi già.
Cháu trai tôi đến tuổi đi nhà trẻ, cuối cùng tôi cũng có chút thời gian rảnh rỗi cho mình. Vốn muốn sắm chút đồ cho bản thân nhưng tôi nhận ra mình đã dành hết lương hưu cho các con. Vì vậy, tôi quyết định kiếm một công việc với mức lương chỉ khoảng 1.300 NDT (khoảng 4,2 triệu đồng). Tôi đảm nhận vị trí phụ cấp bữa trưa cho một công ty. Công việc tương đối dễ dàng và tôi được hưởng các quyền lợi như ngày nghỉ cuối tuần giống nhân viên bình thường.
Vén màn sự thật
Những tưởng mọi khó khăn đã được giải quyết, nhưng dường như con dâu tôi không hài lòng khi thấy tôi dành dụm tiền tiêu vặt, sắm sửa quần áo và một số món đồ khác cho bản thân.
Những lời của con dâu nói với chồng như cứa vào lòng tôi, rằng tôi đã quá già để ăn diện, tôi thậm chí còn có nhiều đồ hơn con dâu, nhìn tôi không đứng đắn. Con dâu nghĩ rằng nếu tôi có dư dả tiền thì nên hỗ trợ nhiều hơn cho gia đình của chúng.
Thật nực cười! Chẳng phải tiền hưu trí tôi đã tiêu hết cho chúng, sức già nhưng vẫn cố kiếm thêm chút để lo cho bản thân. Là người già thì không có quyền tiêu tiền cho bản thân và mua sắm những bộ quần áo mình thích hay sao? Dù buồn và khó chịu nhưng tôi không thể hiện ra ngoài mà chọn cách im lặng.
Vào Ngày của Mẹ, con dâu nói sẽ tổ chức một bữa tối đặc biệt cho tôi, sự quan tâm này làm tôi có phần nguôi ngoai. Nhưng ngay trưa hôm đó, tôi tình cờ nghe được cuộc bàn bạc giữa chúng . Tôi nhận ra tất cả chỉ là một màn kịch, được đạo diễn và đóng bởi chính các con tôi để có thể vay tôi tiền và mua chiếc ô tô mới.
Bữa tối diễn ra, bầu không khí vẫn khá hòa thuận, con trai và con dâu liên tục gắp đồ ăn cho tôi. Hôm đó có món cua hoàng đế, vì lo hệ tiêu hóa của cháu không được khỏe nên tôi ngăn không cho ăn nhiều, kẻo phải nhập viện.
Đứa cháu tức giận nói: “Con cua này là mẹ cháu mua. Đây là nhà của cháu, cháu muốn ăn bao nhiêu cũng được! Mẹ cháu bảo bà có tiền nhưng chỉ thích ăn diện thôi.”
Câu trả lời làm tôi sửng sốt, đứng hình, con trai và con dâu liền lảng tránh ánh nhìn của tôi.
Tôi như rơi xuống vực sâu, cùng cơn giận đang bùng cháy và nỗi thất vọng tràn trề. Tôi đã cố gắng hết sức nhưng kết quả không như tôi mong đợi, tôi nghĩ rằng mình không cần phải tiếp tục giúp đỡ chúng nữa. Thay vì làm nô lệ vô điều kiện trong căn nhà “ấm cúng” của chúng, tôi thà về nhà mình sống tự do tự tại.
Tôi thấy biết ơn vì mình đã nhận ra sự thật này không quá muộn. Hiện tại, tôi vẫn còn một số tiền tiết kiệm, lương hưu hàng tháng và một căn nhà. Sống một mình không phải là vấn đề đối với tôi. Ngay cả khi tôi không thể tự chăm sóc bản thân trong tương lai, tôi có thể chọn dành phần đời còn lại của mình trong viện dưỡng lão thay vì dựa vào những người không có trái tim như vậy.
Cảпh ‘thấy khách đến là bê mâm cơm đi giấu’ troпg ‘Sóпg ở đáy sông’ được khui lại và bàn luận xôn xao, lý do là gì?
Một phân cảnh phim trong ‘Sóng ở đáy sông’ cách đây hơn 20 năm được khui lại và nhận về nhiều bình luận.
“Sóng ở đáy sông” là bộ phim truyền hình ăn khách của màn ảnh Việt cách đây hơn 20 năm. Ngoài cốt truyện thu hút, sức hấp dẫn của bộ phim còn nằm ở diễn xuất của dàn diễn viên. Trong đó, vai anh Núi – nhân vật chính với gai góc, nhiều bất hạnh – giúp chàng diễn viên trẻ Xuân Bắc trở thành gương mặt thân quen của khán giả truyền hình Việt. Có người nói: “Trước Núi, Xuân Bắc là cái tên xa lạ, khi có Núi, Xuân Bắc là người của mọi gia đình”.
Xuân Bắc vụt sáng khi đóng vai Núi “Sóng ở đáy sông”.
Mới đây, khi NSƯT Xuân Bắc có tên trong “bảng vàng” phong tặng danh hiệu NSND thì những cảnh phim “để đời” của anh trong “Sóng ở đáy sông” được khui lại.
Trong đó có phân cảnh gây tranh cãi với giới trẻ là khi cô Biển cùng anh Núi và con gái anh Núi trở về mái nhà từng cưu mang ba anh em những năm tháng thơ ấu, theo lệnh sơ tán của nhà nước.
Cảnh này khi thấy có khách tới nhà, cậu mợ vội vàng bê ngay mâm cơm đem cất đi, thế hệ trẻ sau này thắc mắc sao lại có hành động như đã thành thói quen đến vậy, sao không mời khách ăn luôn? Sợ khách ăn mất à? Những điều này chỉ người từng trải mới thấm mà giải thích cặn kẽ được…
Nhưng thực chất lý do được giải thích: “Không phải vì không dám mời, mà vì mâm cơm sơ sài quá, ngồi ăn tiếp thì thất lễ mà mời khách ăn thì đã ăn dở lại chẳng có gì mời lại càng khó coi. Sau này hết thời bao cấp nhiều gia đình vẫn giữ nếp sinh hoạt như thế, đôi khi mình chỉ nghĩ người ta cất đi mâm cơm mà quên mất rằng đấy cũng là cách để họ che giấu đi sự nghèo khó…”.
Cảnh phim này được nhiều người quan tâm, bàn tán. Chỉ khi đặt vào hoàn cảnh của phim mới hiểu cặn kẽ được.