Bữa sáng đừng chỉ ăn xôi, bún, mì tôm: Chuyên gia chỉ rõ 1 món bổ dưỡng, tiện lợi, bán đầy chợ

Nếu những món như xôi, bún, phở, mì đã qua quen thuộc với bạn, tại sao không thử đổi vị bằng những món sau đây, vừa rẻ lại ngon, tốt cho sức khỏe.

Bữa sáng thường được mô tả là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nó cung cấp năng lượng cho bất kỳ hoạt động nào sắp diễn ra trong ngày. Như chuyên gia dinh dưỡng Adelle Davis đã nói, hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một hoàng tử và ăn tối như một người ăn xin.

Người Việt hiện nay thường ăn xôi, bún, phở vì tiện, đỡ phải nấu nướng lích kích ở nhà. Như dân văn phòng, học sinh sinh viên thì có thể ăn bánh mỳ, bún, phở… Nhưng người lao động nặng thì thường chọn xôi, cơm nắm… cho chắc dạ.

Tuy nhiên, món ăn nào mới thực sự tốt cho sức khỏe?

Ts. BS Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) cho hay: Khi chúng ta đã gọi là bữa ăn sáng thì điều quan trọng nhất là ăn khoa học và hợp lý. Đó phải là bữa ăn cân đối giữa các món. Song, bữa sáng của hầu hết người Việt hiện nay lại chưa có sự cân đối đó.

Với bún và xôi, TS. Từ Ngữ phân thích: Dù lựa chọn món nào thì bữa sáng vẫn không có sự cân đối về các chất. Chẳng hạn, xôi xéo là món mọi người ăn ăn, có protein, lipit từ đậu xanh, mỡ và hành phi nhưng số lượng rất ít. Thành phần chính của món này là gluxit. Còn các loại bún như bún chả, bún cá… thì có nhiều chất hơn, giàu protein hơn xôi nhưng hàm lượng chất xơ, vitamin lại hạn chế.

Do đó, ông kết luận: Nếu so sánh về mặt chất lượng thì một bát bún sẽ cân đối hơn 1 gói xôi. Song, nếu đảm bảo tiêu chí no bụng thì bún không bằng xôi.

Ông cũng khuyên mọi người: Bữa sáng phải có tinh bột (gluxit) và nên bổ sung thêm nhiều rau xanh. Vì tinh bột nạp vào cơ thể chiếm tới 50% thành phần bữa ăn, nó rất quan trọng với sức khỏe. Chỉ có điều, hiện nay nhiều người lại giảm lượng tinh bột để giảm cân, nhất là vào bữa sáng. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm.

Nói tóm lại, bữa sáng cần bổ sung thêm nhiều rau. Đây là thực phẩm giá rẻ nhưng lại vô cùng cần thiết dù bạn ăn sáng bằng xôi, bún hay là phở.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những thực phẩm sau cho bữa sáng cũng rất tốt

Trứng

5Trứng tuy có vẻ bề ngoài đơn giản nhưng lại là một loại siêu thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Trong bữa sáng nếu có trứng thì không chỉ giúp chúng ta có cảm giác no lâu, từ đó hạn chế nạp calo vào bữa trưa mà trứng còn có công dụng giúp ổn định lượng đường và insulin trong máu. Zeaxanthin và Lutein chứa trong lòng đỏ trứng là những chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa các bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể. Ngoài ra trứng là nguồn cung cấp choline dồi dào, một dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của gan và não.

Bột yến mạch

Đối với những người yêu thích ngũ cốc thì bột yến mạch là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng. Trong yến mạch có chứa sợi beta-glucan, một loại chất xơ giúp giảm thiểu đáng kể nồng độ cholesterol trong máu, tăng cảm giác no và hàm lượng hormone PYY (một loại hormone do ruột kết và tế bào ruột tiết ra để kiểm soát tình trạng thèm ăn).

Không chỉ có vậy, bột yến mạch còn chứa nhiều các chất có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm huyết áp và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên cần lưu ý rằng 35gr yến mạch đã được nấu chín thì chỉ có khoảng 6gr protein, lượng protein này không đủ đáp ứng protein cho bữa sáng. Vì vậy để có đủ protein thì bạn nên ăn yến mạch kèm với sữa, ăn thêm phô mai hoặc trứng.

Quả mọng

6Một số loại quả mọng như dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất chứa một lượng đường thấp hơn những loại trái cây khác nhưng lại dồi dào lượng chất xơ hơn. Ước tính trong 120gr quả mâm xôi sẽ cho ra 8gr chất xơ.

Bên cạnh chất xơ thì một hàm lượng các chất chống oxy hóa như anthocyanin có trong các loại quả mọng này cũng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm triệu chứng viêm, hạn chế hàm lượng cholesterol trong máu và duy trì sức bền thành mạch.

Bạn có thể thêm các loại quả mọng vào sữa chua Hy Lạp hay phô mai để có một bữa sáng đủ chất và lành mạnh.

Ngô

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay: 1 bắp ngô luộc nặng khoảng 164gr sẽ chứa 177 calo và rất nhiều omega 6 cũng như chất xơ. Những điều này mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời, cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột. Nhờ vậy, có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ở ruột, trong đó có cả ung thư.

Khoai lang

7Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Sử dụng khoai lang vào buổi sáng vô cùng có ích cho sức khỏe. Nó giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như dinh dưỡng đầy đủ để bắt đầu ngày mới.

Khoai lang cũng rất giàu dinh dưỡng như đạm, beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn?

Hóa ra các hoàng đế thời xưa thường dùng các kim bạc để thử độc thức ăn là có lý do đặc biệt.

Trong thời phong kiến, các gia đình giàu có thường thích dùng đũa bạc khi ăn uống. Đặc biệt, trước khi ăn, các hoàng đế còn cho các thái giám, cung nữ dùng kim bạc để thử độc. Nếu kim bạc chuyển sang màu đen thì chứng tỏ món ăn này có độc. Cảnh này thường thấy trong các bộ phim cổ trang của Trung Quốc.
Vậy, trên thực tế, việc các vị hoàng đế áp dụng cách dùng trâm hay kim bạc để thử độc có tác dụng không?
Theo các nhà khoa học, sau khi tiến hành các thí nghiệm, có thể thấy rằng phần lớn chất độc mà người thời xưa thường sử dụng là arsenic hay asen (thạch tín), chỉ quặng oxide của nó là arsenic trioxide (As2O3). Bạc là kim loại vốn không phản ứng với asen. Điều này có nghĩa là không có hiện tượng kim bạc chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với asen như chúng ta thường thấy trong các phim cổ trang.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 1.
Đũa bạc là một trong những vật dụng được dùng để thử độc trong các món ăn dâng lên hoàng đế.

Tuy nhiên, thực tế là việc dùng bạc để phát hiện chất độc trong đồ ăn, đồ uống là không sai. Bởi vào thời xưa, vì công nghệ chế độc chưa được hoàn hảo nên vẫn còn sót một lượng nhỏ của lưu huỳnh và sunfua trong asen. Do đó, sở dĩ những chiếc kim hay trâm bạc chuyển sang màu đen là do chúng có phản ứng hóa học với lưu huỳnh.
Chất độc này bị lộ là do có sự xuất hiện của lưu huỳnh. Vì vậy, từ phát hiện này, đồ vật bằng bạc thực sự có thể thử và phát hiện chất độc thời xưa. Cách làm này phần nào có thể giúp giảm bớt nguy cơ bị trúng độc vì chất độc thời xưa thường chứa lưu huỳnh.
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, thạch tín có độ tinh khiết cao. Do đó, chúng không còn khả năng khiến kim bạc bị đổi màu.

Ngoài đồ vật bằng bạc, hoàng đế dùng cách gì để tránh bị đầu độc?

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 3.
Hạ độc vào món ăn của hoàng đế là một việc rất khó xảy ra vào thời xưa.

Trong thời phong kiến, dù sử dụng kim hay trâm bạc để phòng ngừa chất độc là việc phổ biến trong hoàng cung. Tuy nhiên, dù không dùng kim bạc, các vị hoàng đế thời xưa vẫn có cách để tránh được nguy cơ bị đầu độc. Cụ thể, việc bỏ độc vào thức ăn của các vị hoàng đế quả thực không hề dễ dàng bởi quá trình nấu nướng hết sức nghiêm ngặt.

Thứ nhất, địa điểm ăn uống không cố định. hoàng đế có thể ăn ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Chẳng hạn, theo ghi chép trong lịch sử, hoàng đế Càn Long đã thay đổi ba địa điểm ăn uống chỉ trong hai ngày. Điều này có thể giúp ngăn chặn sát thủ phục kích từ trước hoặc những người có âm mưu muốn đầu độc.
Thứ hai, tuyển chọn đầu bếp kỹ lưỡng. Vào thời nhà Thanh, tất cả các đầu bếp ở trong Ngự thiện phòng đều được chọn lựa cẩn thận, điều tra kỹ càng về thân thế. Hơn nữa, mỗi bếp, chọn và sơ chế nguyên liệu, các công đoạn nấu đều được nhiều người giám sát và thực hiện. Bên cạnh mỗi món ăn đều có ghi chép rõ ràng tên người nấu. Nếu những đầu bếp này dám cả gan đầu độc hoàng đế thì chắc chắn sẽ bị phát hiện. Hơn nữa, không chỉ họ mà ngay cả gia tộc cũng bị liên lụy.
Ngoài ra, mỗi món ăn để dâng lên hoàng đế đều được đầu bếp chuẩn bị thành 2 phần. Theo đó, một phần để hoàng đế ăn, còn một phần dùng để kiểm tra. Đây chính là cách dùng để giải quyết mối nguy hiểm tiềm ẩn từ tận gốc rễ.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 5.
Mỗi món ăn dâng lên hoàng đế đều được giám sát và ghi chép kỹ lưỡng với nhiều quy trình phức tạp.

Thứ ba, giám sát quá trình phục vụ. Việc bỏ độc vào các đĩa đồ ăn trên đường đi để dâng lên cho hoàng đế là việc không dễ thực hiện. Bởi quá trình này luôn có người giám sát và trông chừng. Mặt khác, binh lính và các thị vệ ở trong cung cũng rất nhiều. Vì vậy, các hành vi mờ ám rất dễ bị người khác phát hiện.
Cuối cùng, ngay khi đồ ăn được dọn tới trước mặt hoàng đế, luôn có một thái giám thận cận dùng đũa, thìa bằng bạc để nếm thử từng món ăn. Chính vì vậy, nếu có độc thì hoàng đế cũng có thể tránh được nguy cơ.

Bạc không phản ứng với thạch tín, vì sao các hoàng đế dùng kim bạc để thử độc trước khi ăn? - Ảnh 6.
Quy tắc ăn uống trong cung rất nghiêm ngặt để phòng tránh việc hoàng đế và hoàng tộc có thể bị đầu độc.

Đặc biệt, trong triều đại nhà Thanh, còn có quy tắc “ăn không quá 3 miếng”. Trong cuốn hồi ký “Nửa đời trước của tôi“, Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, tiết lộ rằng dù món ăn có ngon đến đâu thì hoàng đế cũng không thể ăn quá 3 miếng. Đây chính là quy tắc mà tổ tông của vương triều này truyền lại.
Sau khi hoàng đế ăn tới miếng thứ 3, món ăn đó sẽ lập tức được dọn xuống. Quy tắc này được lập ra nhằm tránh việc sở thích của hoàng đế bị lộ ra ngoài, để phòng ngừa những kẻ có ý đồ muốn hạ độc.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Sina, Baidu

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *