Kênh đào lớn nhất Việt Nam được mệnh danh ‘Panama’: Lưu thông tàu trọng tải 3.000 tấn, rút thời gian đi lại từ 8 tiếng còn 20 phút

Dự án kênh đào này nhằm tạo kết nối tuyến vận tải ven biển phía Bắc với các cảng thủy trên sông Đáy, khu vực tỉnh Nam Định, Ninh Bình.

Dự án kênh đào nối sông Đáy và sông Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) là kênh đào lớn nhất Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư 107,19 triệu USD (2.300 tỷ đồng theo giá trị tiền tệ tại thời điểm đó) từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn đối ứng trong nước.

Kênh đào sông Đáy – sông Ninh Cơ thuộc dự án phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ (Dự án WB6), nằm trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định do Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện quản lý, khai thác, bảo trì. Dự án động thổ ngày 19/11/2020 và thông luồng ngày 25/7/2023.

Empty

Kênh đào này vận hành như kênh đào Panama. Ảnh minh họa.

Điều đặc biệt của kênh đào này là toàn bộ công trình được xây dựng bởi các kỹ sư trong nước, 90% thiết bị cũng tự sản xuất. Công trường được chia 3 ca làm việc không ngừng nghỉ cắt đê, đắp kè để kịp tiến độ.

Kênh đào sông Đáy – sông Ninh Cơ có hệ thống khóa nước (âu tàu) vận hành tương tự kênh đào Panama vì vậy con kênh này còn được gọi là “kênh đào Panama của Việt Nam”. Khi tàu vào trong âu, cửa âu phía sau sẽ đóng kín. Sau đó, các van sẽ điều tiết để mực nước trong âu bằng với mực nước ở cửa ra. Cuối cùng, cửa phía trước mở ra để tàu qua. Kênh đào có một âu tàu rộng 17m, dài 179m và sâu 7m.

Empty

Hai bên âu tàu là những địa điểm neo đậu của các tàu chờ đến lượt đi qua. Ảnh minh họa.

Bên trong nhà điều hành là hệ thống máy tính quan sát ra vào. Khi có tàu đi qua hoặc đang chờ nhân viên nhìn qua màn hình quan sát rồi thông báo cho các chủ tàu chuẩn bị. Máy điều khiển đón, mở cửa ngày ở 2 bên đầu âu tàu. Cùng với máy điều khiển đóng, mở, bơm nước vào âu tàu.

Các cửa đóng xả có trọng lượng năng hàng chục tấn. Những tấm vật liệu ở cửa xả làm bằng thép theo tiêu chuẩn Nhật. Khi có tàu, cửa lớn vẫn đóng và chỉ mở hai cửa xả nhỏ phía dưới. Khi nước phía trong và ngoài sông cân bằng, cửa mới mở để cho tàu qua. Ngoài ra, cửa này còn có nhiệm vụ ngăn nước mặn từ sông Đáy.

Do kênh đào chia cắt huyện Nghĩa Hưng thành 2 bờ nên chủ đầu tư phải thi công thêm một cây cầu vượt qua kênh. Cầu có chiều dài 777m, tĩnh không thông thuyền 15m, giúp kết nối dân cư đôi bờ kênh và hoàn trả tuyến đường tỉnh 490C.

Empty

Dự án kênh đào lớn nhất Việt Nam thi công chỉ trong vòng gần 3 năm. Ảnh minh họa.

Kênh đào được xây dựng nhằm phục vụ phương tiện thủy chở hàng trọng tải 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn giảm tải lưu thông, để phát triển vận tải thủy từ ven biển đi qua sông Ninh Cơ vào sông Đáy và ngược lại.

Từ khi có kênh đào mỗi lần vận chuyển hàng hóa đi qua tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền dầu. Trước kia, các tàu đi vòng phải mất 8 tiếng mới đến được, bây giờ chỉ cần 20 phút là có thể qua. để phát triển vận tải thủy từ ven biển đi qua sông Ninh Cơ vào sông Đáy và ngược lại. Mỗi lần đi qua có thể là 3 tàu tùy theo khối lượng và kích thước.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *